| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm trồng củ đậu xen canh gối vụ

Thứ Sáu 27/08/2010 , 10:06 (GMT+7)

Củ đậu là loại rau ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư chăm sóc, ít sâu bệnh, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhất là dùng làm cây trồng gối vụ...

Củ đậu là loại rau ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư chăm sóc, ít sâu bệnh, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhất là dùng làm cây trồng gối vụ giữa vụ xuân sang vụ mùa hoặc ngược lại hiện được nông dân nhiều nơi áp dụng đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Theo kinh nghiệm ở Lộc Bình (Lạng Sơn) và Kim Thành (Hải Dương), ngoài trồng chính vụ bà con còn trồng củ đậu vụ trái bán được giá cao, cho lãi lớn. Bình thường mỗi sào củ đậu trồng vụ chính cho thu nhập 700-800.000 đồng, trong khi trồng vụ trái cho thu tới 1,5-1,7 triệu đồng/sào. Nhiều hộ còn tranh thủ trồng xen với cải củ, cải ngọt, cải xanh, su hào ngắn ngày vào giai đoạn đầu hoặc để bán vào dịp Tết Nguyên đán nên mức thu nhập còn có thể cao hơn, tới 2-3 triệu đồng/sào. NNVN giới thiệu kinh nghiệm trồng xen canh gối vụ của nông dân xã Đồng Gia, huyện Kim Thành, Hải Dương để bà con các nơi tham khảo, áp dụng.

Giống và thời vụ:- Hiện có các giống củ đậu địa phương và các giống củ đậu lai nhập nội từ Trung Quốc. Giống của ta do bà con nông dân tự để giống, củ nhỏ, năng suất thấp (800-1.200kg/sào) nhưng chất lượng tốt, ăn ngọt, mát được nhiều người ưa chuộng tìm mua, bán được giá cao hơn củ đậu lai. Giống củ đậu lai của Trung Quốc sinh trưởng khoẻ, cho củ to, năng suất cao (1,5-2 tấn/sào) nhưng chất lượng thấp, ăn nhạt, không ngon như củ đậu ta. Là giống lai F1 nên không tự để giống được, hàng năm bà con vẫn phải mua hạt giống ở các công ty, cửa hàng bán giống rau.

- Có thể trồng nhiều vụ trong năm : vụ xuân trồng tháng 2-3, thu hoạch tháng 5-6; vụ hè trồng tháng 4-5, thu hoạch tháng 7-8; vụ thu và thu đông trồng tháng 7-8-9, thu hoạch từ tháng 10 cho đến sau Tết nguyên đán. Tuy nhiên có 2 vụ chính cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn cả là vụ xuân và thu đông.

Chọn và làm đất: Củ đậu ưa đất cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp, có đủ độ ẩm, dễ thoát nước, độ pH từ 5,5-7, nếu thấp hơn thì bón cho mỗi sào 30kg vôi bột để khử bớt chua. Cày bừa kỹ, nhặt hết cỏ dại và lên luống rộng từ 1,5-1,8m, cao 50-60cm theo hình mui luyện cho dễ thoát nước.

Lượng phân và cách bón: Trồng củ đậu không cần nhiều phân hoá học mà nên bón lót nhiều phân chuồng đã được ủ hoai mục hoặc nhiều rơm, rạ mục là tốt nhất. Lượng phân đầu tư cho 1 sào Bắc bộ (360m2) gồm: 500-600kg phân chuồng + 4-5kg urê +10-12kg lân + 5-6kg phân kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân rác, lân trước khi lên luống. Khi củ đậu đã mọc được từ 30-45 ngày tiến hành bón thúc đợt 1 bằng 3kg đạm + 3kg phân kali nhằm giúp cây phát triển nhanh thân lá. Khi cây bắt đầu vào thời kỳ xuống củ (bói hoa) thì bón nốt số đạm và kali còn lại giúp cây cho củ to, tăng năng suất và chất lượng củ.

Gieo hạt: Gieo đều hạt trên mặt luống với khoảng cách: hàng cách hàng 20cm, hạt cách hạt trên hàng 15-18cm. Có thể gieo theo hàng ngang mặt luống cho dễ chăm sóc. Hạt giống chỉ cần ấn nhẹ xuống mặt luống, không cần lấp đất. Dùng rạ phủ kín mặt luống nhằm giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại và chống rửa trôi phân bón, hạt giống.

Chăm sóc: - Khi cây đã mọc đều, tỉa bớt những cây mọc yếu, dặm lại những chỗ thưa nhằm đảm bảo mật độ sẽ cho năng suất cao sau này. Kết hợp với bón phân đợt 1 là xới xáo mặt luống, làm sạch cỏ và thường xuyên tưới đủ ẩm (65-70%) cho cây sinh trưởng khoẻ. Cách tưới tốt nhất là dẫn nước theo rãnh cho ngấm dần vào luống hoặc té nước lên mặt luống, khi thấy đất chuyển màu nâu thẫm thì rút hết nước ra khỏi rãnh.

- Khi thấy cây bắt đầu bói hoa thì dùng dao, kéo cắt hết hoa, nụ, lộc non vươn dài khỏi mặt luống nhằm giúp cây chuyển nhanh từ giai đoạn sinh trưởng thân lá sang phát triển củ, tăng trọng củ, nâng cao chất lượng củ.

- Nếu thấy cây hơi cằn, lá hơi vàng thì cần phun bổ sung thêm các loại phân bón qua lá như Thiên nông, Humate 7-10 ngày/lần giúp cây sinh trưởng nhanh, cho củ to và chất lượng tốt.

Nếu kết hợp trồng xen canh để tăng thu nhập thì nên chọn các loại cây ngắn ngày (khoảng 30-45 ngày) như cải canh, cải ngọt, củ cải để gieo đồng thời với củ đậu và nên thu hoạch sớm để không làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển củ của cây củ đậu.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm