| Hotline: 0983.970.780

Khơi thông đường sông đất ‘Chín Rồng’

[Kỳ 1]: Khơi thông ‘yết hầu’ vùng ĐBSCL

Thứ Ba 18/05/2021 , 18:08 (GMT+7)

Dự án cải tạo kênh Chợ Gạo giai đoạn 1 giúp một phần kênh như khoác ‘áo mới’. Tuy nhiên, nhiều đoạn kênh vẫn sạt lở nghiêm trọng, ngày đêm ngóng chờ giai đoạn 2…

Kênh Chợ Gạo có ý nghĩa kinh tế, xã hội rất lớn đối với khu vực ĐBSCL, bởi đây là tuyến đường thủy nội địa độc đạo để vận chuyển hàng hóa, lúa gạo, nông sản đến TP.HCM và ngược lại.

Kênh Chợ Gạo là một trong những công trình giao thông thủy quan trọng trong giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhằm hạn chế tình trạng sạt lở và nhiễm mặn đang ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Ảnh: MS.

Kênh Chợ Gạo là một trong những công trình giao thông thủy quan trọng trong giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhằm hạn chế tình trạng sạt lở và nhiễm mặn đang ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Ảnh: MS.

Ngoài ra, đây còn là một trong những công trình giao thông thủy quan trọng trong giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhằm hạn chế tình trạng sạt lở và nhiễm mặn đang ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Thời gian qua, Trung ương cũng như địa phương đã dành nhiều nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp tuyến kênh. Trong đó, việc hoàn thành giai đoạn 1 của dự án đã tháo gỡ một phần tồn tại của tuyến kênh và là cơ sở để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 dự án.

Trước đây, khu vực cầu Chợ Gạo được xem là “điểm đen” về giao thông đường thủy. Chỉ trong vòng 10 năm, đoạn kênh dài khoảng 3 km quanh khu vực này đã xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông khiến 58 chiếc sà lan bị chìm và 11 người chết. Nhiều tài công gọi đây là đoạn “kênh tử thần”. Thế nhưng, cùng với việc xây dựng cầu, dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 1 hoàn thành đưa vào sử dụng giúp tuyến kênh Chợ Gạo thông thoáng hơn. Số vụ tai nạn giao thông tại đây giảm cả 3 tiêu chí, đoạn kênh "tử thần" bị xóa sổ.

Việc hoàn thành giai đoạn 1 của dự án đã tháo gỡ một phần tồn tại của tuyến kênh và là cơ sở để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 dự án. Ảnh: MS.

Việc hoàn thành giai đoạn 1 của dự án đã tháo gỡ một phần tồn tại của tuyến kênh và là cơ sở để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 dự án. Ảnh: MS.

Anh Nguyễn Văn An, ngụ TP.Mỹ Tho, chủ sà lan chở nông sản chuyên lưu thông trên tuyến kênh Chợ Gạo cho biết, anh thường xuyên lưu thông qua tuyến kênh này nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa đến TP.HCM và hướng ngược lại. Theo đó, trung bình lưu thông qua hết tuyến kênh Chợ Gạo là gần 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, khi xảy ra ùn tắc hoặc gặp sự cố tai nạn thì mất khoảng 3-4 giờ đồng hồ khiến công tác vận chuyển gặp khó khăn, nhất là đoạn qua cầu Chợ Gạo. “Từ ngày có cầu và kênh được khơi thông một phần, hiện tượng ùn tắc tại đây giảm hẳn”, anh An phấn khởi nói.

Một số đoạn công trình của dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 1 cũng được triển khai thực hiện xong như kiên cố hóa bờ kè, làm đường dân sinh... Ảnh: MS.

Một số đoạn công trình của dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 1 cũng được triển khai thực hiện xong như kiên cố hóa bờ kè, làm đường dân sinh... Ảnh: MS.

Bên cạnh nạo vét, một số công trình khác của dự án trong giai đoạn 1 cũng được triển khai thực hiện như kiên cố hóa bờ kè, làm đường dân sinh... Từ đó, một số “điểm nóng” thường xuyên bị sạt lở đã được ngăn chặn, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư sống dọc theo tuyến kênh, góp phần cải tạo bộ mặt đô thị, nông thôn.

Giai đoạn 1 của dự án đã được triển khai xong và thực hiện tốt việc kiên cố hóa bờ kè, tạo mỹ quan và môi trường cho hai bên bờ kênh Chợ Gạo. Ảnh: MS.

Giai đoạn 1 của dự án đã được triển khai xong và thực hiện tốt việc kiên cố hóa bờ kè, tạo mỹ quan và môi trường cho hai bên bờ kênh Chợ Gạo. Ảnh: MS.

Ông Châu Minh Trưởng, người dân sống tại thị trấn Chợ Gạo cho biết, ông sinh ra và lớn lên cạnh bờ kênh, hơn ai hết ông chứng kiến sự đổi thay ngoạn mục của con kênh, từ một con rạch nhỏ nằm do người Pháp xây dựng nhằm rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa giữa sông Tiền và sông Vàm Cỏ, đến nay nhờ sự quan tâm của Nhà nước, một phần con kênh đã thênh thang rộng mở, những nút thắt giao thông thủy cũng được khơi thông, những âu neo đậu tàu được xây dựng nâng cấp, những con đường dân sinh dọc hành lang tuyến kênh được hình thành, cuộc sống người dân ngày càng sung túc.

Một số 'điểm nóng' thường xuyên bị sạt lở được ngăn chặn khi đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư sống dọc theo tuyến kênh, góp phần cải tạo bộ mặt đô thị, nông thôn. Ảnh: MS.

Một số “điểm nóng” thường xuyên bị sạt lở được ngăn chặn khi đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư sống dọc theo tuyến kênh, góp phần cải tạo bộ mặt đô thị, nông thôn. Ảnh: MS.

“Từ khi xây dựng lại cầu Chợ Gạo, mở rộng tuyến kênh và cải thiện lại bến tàu có nơi neo đậu và tiếp nhận hàng nông sản, khu vực này đã khang trang hơn, sạch đẹp hơn. Hy vọng giai đoạn 2 dự án triển khai sớm để toàn bộ tuyến kênh được thông suốt, chỉ cần bấy nhiêu thôi bà con chúng tôi đã thấy mừng lắm rồi!”, ông Trưởng phấn khởi nói.

Theo ông Trưởng, cách đây 5 năm, đoạn nút thắt này chỉ rộng 26m và sâu 6m, những tàu vận chuyển lúa gạo, phân bón có tải trọng lớn từ Sài Gòn về miền Tây khi qua đây thường xuyên xảy ra tại nạn. Mỗi năm có ít nhất 5 vụ tàu chìm dẫn đến chết người.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang cho biết: “Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng kênh Chợ Gạo sẽ tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội toàn vùng gắn kết giữa TP.HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam bộ.

Cụ thể, giúp tăng tốc độ lưu thông, luân chuyển hàng hóa qua đường thủy nội địa, giảm tải cho mạng lưới đường bộ, giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản chủ lực các tỉnh vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, còn giúp khắc phục sạt lở và giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa qua tuyến kênh Chợ Gạo và an sinh xã hội cho người dân sinh sống dọc theo hai bên bờ kênh”.

Theo ông Thịnh, đây là dự án đang được mong đợi từ các cấp, các ngành và nhân dân trong toàn vùng nhằm khơi thông “yết hầu” vùng ĐBSCL…

Xem thêm
80% sản lượng dừa sáp Trà Vinh bán dưới hình thức nguyên liệu thô

Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích dừa hữu cơ gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu tại Trà Vinh, cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Sẽ nối thông đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Đất Mũi vào năm 2025

Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành gần 170 km các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh vào năm 2025, nhằm cơ bản nối thông tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau.