| Hotline: 0983.970.780

'Bốn tại chỗ' giúp giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất

Thứ Ba 18/05/2021 , 10:42 (GMT+7)

Tại các tỉnh miền núi như Bắc Kạn, mỗi khi mùa mưa đến, nỗi lo về sạt lở đất và giông lốc luôn thường trực đe dọa tính mạng, tài sản của người dân.

Thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân

Tỉnh Bắc Kạn hiện nay có hơn 1 nghìn hộ dân sống ở vùng có nguy cơ sạt lở cao, nhiều người dân phải sống trong cảnh thấp thỏm, lo âu mỗi khi mùa mưa đến. Tình trạng sạt lở vùi lấp nhà cửa, hoa màu, thậm chí là có người chết do mưa to kèm theo giông lốc có thể xảy bất cứ lúc nào.

Có thể kể tới đợt mưa to kèm theo giông lốc diễn ra từ đêm 12/5, đêm 13/5 và rạng sáng ngày 14/5 vừa qua, đã có 2 nạn nhân tử vong (ở huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông), cùng 1 người bị thương (ở huyện Na Rì). Những trận mưa to kèm theo giông lốc nối tiếp đã gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản của người dân.

Toàn tỉnh Bắc Kạn có gần 1.000 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng.Về nông nghiệp, có tới 146ha cây ngô, cây ăn quả, lâm nghiệp bị ảnh hưởng, hàng loạt cây xanh tại thành phố Bắc Kạn cũng bị bật gốc, gãy cành. Ngoài ra, một số trường học, nhà họp thôn hư hỏng nặng, sạt lở đường giao thông, một số công trình thủy lợi, đường điện bị gãy đổ. Ước thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.

Trước đó, đợt mưa đầu mùa xảy ra vào ngày 4/5 cũng làm cho tỉnh Bắc Kạn bị thiệt hại nặng về tài sản của người dân, nhiều tuyến đường và một số công trình xã hội bị hư hỏng. Rất may là đợt mưa này không có người bị chết, chỉ làm 1 người bị thương nhẹ.

Một khu nhà xưởng tại xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới bị tốc mái do mưa lớn kèm theo giông lốc. Ảnh: TN.

Một khu nhà xưởng tại xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới bị tốc mái do mưa lớn kèm theo giông lốc. Ảnh: TN.

Nỗi lo khi mùa mưa lũ đến

Huyện Ba Bể, địa phương thường xuyên phải chịu thiệt hại do thiên tai gây ra, mỗi khi mùa mưa đến là phải đối mặt với tình trạng là sạt lở đất, gây tắc đường thông, sạt lở đất gây sập nhà, chết người và thiệt hại về tài sản.

Ông Lưu Quốc Trung, Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết: Để phòng chống thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện đã xem xét các nguồn lực để đầu tư kè, các công trình đảm bảo việc phòng chống sạt lở đất ở khu vực có nguy cơ cao. Xây dựng quỹ đất để đảm bảo đời sống, nơi ở cho người dân có nhu cầu ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở cao.

Còn tại huyện Ngân Sơn, lãnh đạo địa phương cũng xác định địa hình của huyện phức tạp, có độ dốc lớn, dễ chịu tổn thương do mưa lớn, giông lốc và mưa đá. Để chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND huyện đã chủ động xây dựng kịch bản các tình huống thiên tai có thể xảy ra và các biện pháp ứng phó nếu có.

Sạt lở đất gây gây tắc đường thường xuyên xảy ra tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: TN.

Sạt lở đất gây gây tắc đường thường xuyên xảy ra tại tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: TN.

Khắc phục hậu quả: Bốn tại chỗ

Ông Đới Văn Thiều, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Bắc Kạn thông tin: Văn phòng Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên cập nhật các thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai chuyển đến các địa phương để chủ động chỉ đạo ứng phó.

Thực hiện huy động lực lượng tại chỗ giúp người dân khắc phục theo phương châm “bốn tại chỗ”, hỗ trợ khắc phục hư hỏng về nhà ở, bố trí canh gác tại các điểm ngập sâu, đường tràn, cắm biển cảnh báo tại những điểm sạt lở, có nguy cơ sạt lở để người dân biết, chủ động phòng tránh; chỉ đạo người dân chăm sóc cây trồng bị thiệt hại sau mưa lũ.

Tỉnh Bắc Kạn cũng sẵn sàng huy động phương tiện máy móc hót đất sạt lở, bạt sửa mái ta tuy, hoàn trả lòng đường, lề đường, thông tràn, chặt cây bị gẫy đổ đảm bảo giao thông.

Nói về vấn đề đối phó với thiên tai, ông Hà Kim Oanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn thông tin: Ngành đã chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là các xã, thôn chú trọng xây dựng phương án cụ thể cho từng nhóm hộ để ứng phó di dời khi xảy ra các sự cố thiên tai, giảm thiểu thấp nhấp thiệt hại về người và tài sản.

Mùa mưa năm nay dự báo sẽ có diễn biến khó lường, người dân cần thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để có phương án ứng phó kịp thời hiệu quả. Về lâu dài, chính quyền cũng cần có giải pháp căn cơ để di dời người dân sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.

Xem thêm
Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Báo chí - Đối tác không thể thiếu trong phát triển ngành nông nghiệp

Ngày 22/2, tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì buổi gặp mặt báo chí đầu năm, đồng thời phát động Giải Báo chí Kinh tế Nông nghiệp lần VI-2025.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Trà Sơn, tay em cầm nhật thực

Câu chuyện kinh tế trang trại, làm giàu nhờ trang trại từ vùng Trà Sơn, Can Lộc, minh chứng hùng hồn, không có gì tuyệt vời bằng làm giàu ngay chính trên quê hương mình.

Bình luận mới nhất