| Hotline: 0983.970.780

Kỳ lạ đàn cá đút bằng muỗng cơm mới chịu ăn

Thứ Hai 18/11/2019 , 12:59 (GMT+7)

Anh Chiến chăm bẵm cho đàn cá tai tượng như vỗ về, đút ăn cơm trắng bằng muỗng như cho em bé ăn khiến nhiều người thích thú.

Đàn cá của anh Nguyễn Minh Chiến ở khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ có khoảng 70 con cá tai tượng và 30 con cá trê và tra. Chúng chỉ toàn ăn cơm trắng, phải được đút từng muỗng mới chịu ăn.   
Việc anh Chiến chăm bẵm cho đàn cá tai tượng như vỗ về, đút ăn cơm trắng bằng muỗng như cho em bé ăn khiến nhiều người thích thú.
Đàn cá này được anh Chiến nuôi trong một ao sen rộng khoảng 700m2.
Phía dưới là cây cầu được dựng bằng tre, đây là nơi hàng ngày anh Chiến ngồi đút cơm từng muỗng cho đàn cá ăn.
Anh Chiến nói: Muốn cho cá nổi lên ăn rất đơn giản, chỉ cần cầm muỗng gõ nhẹ vào tô 5-7 lần tạo âm thanh, lập tức đàn cá tụ lại nổi đầu lên tìm thức ăn.
Sau một hồi vuốt ve, vỗ về đàn cá, anh Chiến xúc muỗng cơm đầy từ từ đưa xuống mặt nước, từng con cá lần lượt thay phiên nhau ngoi lên để ăn, nhìn rất dễ thương.
Theo anh Chiến, đàn cá này quen đút cơm bằng muỗng nếu rải cơm xuống nước đàn cá chẳng thèm đến ăn. Phải để cơm vào tô, rồi gõ liên hồi vào thành tô thu hút sự chú ý để đàn cá tập trung về ăn, sau đó cầm muỗng đút từng con.
“Con cá cũng giống như mình nuôi mấy con thú cưng như chó, mèo... ở trong nhà. Mình cho nó ăn hàng ngày, vuốt ve nên nó quen rồi thân thiện, quấn quýt chủ”, anh Chiến nói. 
So với những loại cá mới nuôi vài năm, chỉ cần cho ăn thức ăn cá lập tức sẽ ăn rất mạnh, nhưng đối với những con cá nuôi hàng chục năm thì tính tình lại rất điềm đạm và rất kén người cho ăn.
Anh Chiến có thể nhớ từng con nhờ vào đặc điểm nhận dạng như con có vết sẹo ở mỏ, con có những vệt đen trên đỉnh đầu, con thì lại rất lanh, con thì ăn luôn ngậm muỗng...
Anh Chiến cho biết thêm, hơn 30 năm trước, ba của anh là ông Nguyễn Ngọc Tứ mưu sinh bằng nghề dỡ chà, đánh bắt cá trên sông Hậu. Nhưng ông chỉ chọn những con cá to để đem ra chợ bán, số cá nhỏ còn lại được đem thả vào mương trong vườn nhà để nuôi cho lớn. Cứ như thế đàn cá ngày càng nhiều.
Năm 2001, ông nội của anh Chiến qua đời vì tuổi cao, do bận lo hậu sự nên cả gia đình cũng không nhớ đến đàn cá trong ao nên không ra cho ăn.
Sau đó anh Chiến mua thức ăn viên rải xuống cho cá ăn, nhưng cá cũng không ăn. Suốt cả tháng sau, anh nhớ chuyện ông nội của mình từng cho ăn bằng cơm trắng nên vội lấy tô cơm ra, dùng muỗng gõ vào tô để tập trung cá lại. Sau đó rải xuống chúng cũng chẳng thèm ăn.
Về sau, anh Chiến ngày ngày ra thăm cá riết chúng thấy quen dần, rồi bắt đầu đút cơm từng muỗng cho từng con thì chúng mới chịu ăn. Hiện nay đàn cá có con nặng vài chục kg, đặc biệt là cá tai tượng.
Đây là đàn cá của ông nội anh Chiến để lại, nên gia đình bảo vệ và chăm sóc chúng nhằm nhớ ơn công lao ông nuôi dưỡng chúng. Thấy đàn cá khá lạ so với các loại cá nuôi khác nên anh Chiến cùng gia đình mở điểm du lịch miệt vườn với tên Sông Khánh tại Cồn Sơn cho khách đến tham quan. 
Thời gian gần đây, nhiều du khách từ các tỉnh tìm đến chiêm ngưỡng đàn cá và rất thích thú. Tuy nhiên, cá cũng rất kén khách, nếu khách nào cảm thấy an toàn, thân thiện thì cá mới lên ăn.
“Có lần, nhiều khách đến đây tham quan, rồi đứng ở trên trêu đùa rằng cho ăn xong rồi đem lên chiên xù luôn. Nghe xong đàn cá sợ, khách đưa muỗng cơm xuống cho ăn cũng chẳng chịu ngoi lên. Chỉ đến khi khách về, tôi ra cho ăn thì chúng mới chịu lên lại”, anh Chiến cho biết.

 

Xem thêm
Ngân Điệp 926 - Giống ngô nếp siêu ngọt được nông dân rất ưa chuộng

Ngân Điệp 926 - Giống ngô nếp siêu ngọt được nông dân rất ưa chuộng. Đoàn chuyên gia Nhật Bản thăm mô hình sản xuất lúa - tôm. Người nuôi cá mất trắng hơn 400 triệu đồng sau một đêm. Hơn 3.500 hộ dân tham gia sản xuất cánh đồng lớn.

Đầu tư công trình thủy lợi lớn cho vùng ĐBSCL

Tại ĐBSCL, các công trình thủy lợi đóng vai trò quan trọng, không chỉ phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn giúp bảo vệ đời sống và sinh kế của hàng triệu người dân trong khu vực.

Bí quyết nuôi dê cho sản lượng sữa cao nhất

Dê Saanen là giống dê có tầm vóc lớn, sản lượng sữa rất cao, chất lượng sữa tốt. Dê Saanen hiền lành, dễ nuôi. Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây hướng dẫn chi tiết cách nuôi giống dê cao sản đặc biệt này.

Điều trị bệnh gia cầm theo '3 bước, 5 đúng'

Trong chăn nuôi gia cầm hiện nay, để điều trị bệnh hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại thì người chăn nuôi cần tuân thủ theo quy trình '3 bước, 5 đúng'.