| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá thát lát cườm VietGAP trên sông Hậu thu tiền tỷ

Thứ Sáu 04/10/2019 , 11:08 (GMT+7)

Ông Lý Văn Bon ở khu vực 1 (Cồn Sơn), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ nuôi cá thát lát cườm VietGAP giữa sông Hậu.

Lồng bè nuôi cá của ông Lý Văn Bon (Bảy Bon) có gần 30 cái nằm giữa sông. Trong số đó, có gần 70% bè cá thát lát cườm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Bảy Bon cho biết, ông được động viên và theo nghề nuôi cá lồng bè trên sông từ một chuyên gia thủy sản người người Pháp. Trên thế giới chỉ duy nhất dòng sông Mekong thuận lợi cho việc phát triển làm giàu nghề nuôi cá nước ngọt. 
Từ đó ông chọn địa điểm Cồn Sơn đặt bè nuôi cá, vì nơi đây có dòng nước xoáy chảy mạnh, ít bị ô nhiễm giúp cá nuôi mau lớn.
Năm 2017 ông bắt đầu thả nuôi cá thát lát cườm, theo mô hình nuôi lòng bè và được cấp chứng nhận VietGAP.
Mô hình nuôi của ông Bon chỉ 6-7 tháng là cá đạt trọng lượng trên 1kg có thể xuất bán.
Cách nuôi này tiết kiệm được chi phí và thời gian so với nuôi trong ao hầm từ 1,5 – 2 tháng.
Ông Bon chia sẻ, nuôi cá thát lát ở sông Hậu rất khỏe vì cá ít bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, nguồn nước ít bị ô nhiễm…
Bình quân mỗi năm ông xuất bán cá thát lát cho thương lái từ 600 - 700 tấn.
Ngoài việc bán cho thương lái, mỗi ngày ông được các nhà hàng và quán ăn ở khu vực ĐBSCL đặt hàng mua khoảng 200 - 300kg được ông giao tận nơi với giá bán từ 55.000 – 90.000 đồng/kg (tùy thời điểm).
Nhờ có tay nghề lâu năm, việc tái đàn nuôi cá thát lát quanh năm trong bè là do tự ông nhân giống.
Ông Bảy Bon dẫn chúng tôi tham quan 30 lồng bè, vèo cá lớn nhỏ với diện tích trên 5.000m2 giá trị hàng chục tỷ đồng, kết thành từng dẫy nối nhau bằng những cây cầu gỗ nhỏ. Hiện tại, trong những bè nuôi có rất nhiều loài cá nhưng chủ lực vẫn là cá thát lát cườm.
Bình quân mỗi năm sau khi trừ hết chi phí nuôi cá thát lát cườm, ông Bảy Bon thu nhập trên 15 tỷ đồng.
Ông Bảy Bon được cấp nhiều chứng nhận nuôi cá đạt theo tiêu chuẩn an toàn.
Bên cạnh đó, ông mở ra cơ sở sản xuất cung cấp món ăn đặc sản cá thát lát rút xương, cá thát lát muối sả, hoàn toàn bằng thủ công và không sử dụng các chất bảo quản với tiêu chí thực phẩm phải đạt chất lượng và sạch. Trang trại tạo việc làm cho 30 người dân lao động tại khu vực, mỗi ngày có hàng trăm kg cá thành phẩm được tiêu thụ.
Để duy trì phát triển gắn bó lâu dài với con cá thát lát cườm cũng như có những định hướng tiếp sau, ông lên ý tưởng nuôi cá lồng bè kết hợp với du lịch sinh thái và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm đặc sản đem lại nguồn thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Ngoài loại cá nuôi chủ lực, ông Bảy Bon vẫn đang phát triển và thử nghiệm một số loại cá nuôi khác. Điển hình như cá chép Koi gần 1.000 con. Du khách có thể tận tay sờ được cá và cho ăn hoặc cho cá ngoi lên bú bình.
Hiện ông Bon còn bảo tồn và nuôi hơn 20 loại cá nước ngọt đang bị mai một như: cá chạch lửa, cá heo nước ngọt, cá phụng, cá rô biển, cá me gỗ, cá trà sóc, cá leo, cá hô… số lượng vài tấn trở lên, đang trong quá trình huấn luyện để phục vụ du khách tham quan.

 

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Rau màu ùn ứ, giá rẻ như cho

NGHỆ AN Nông dân vùng rau xã Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) buồn bã khi giá rau ràu tụt dốc không phanh.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất