| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật bón thúc NPK Ninh Bình cho lúa xuân

Thứ Năm 22/03/2018 , 08:01 (GMT+7)

Đến thời điểm này các địa phương đang khẩn trương chăm bón lúa. Một trong các biện pháp có tính quyết định đến năng suất lúa...

Bước vào vụ xuân 2018 ở các tỉnh phía Bắc thời tiết khi gieo cấy gặp nhiều đợt rét đậm, rét hại. Nhưng hầu hết các địa phương đã bố trí lịch SX tránh thời tiết bất thuận và sử dụng các biện pháp chống rét cho mạ nên ít có hiện tượng lúa bị chết rét.

thm-dong111049633
Lúa xuân sinh trưởng phát triển tốt nhờ bón NPK Ninh Bình

Đến thời điểm này các địa phương đang khẩn trương chăm bón lúa. Một trong các biện pháp có tính quyết định đến năng suất lúa đó là kỹ thuật bón phân thúc.

Bón thúc giúp cây lúa tốt khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, xây bông, mẩy hạt, cho năng suất cao, tăng thu nhập cho nhà nông. Để giúp cây lúa cho năng suất cao nhất thì nhu cầu bón thúc bình quân tính cho 1 sào Bắc Bộ vụ xuân từ 4 - 6kg đạm urea, 4 - 6kg phân lân và 3 - 5kg kali clorua. Chia làm 2 lần bón, bón thúc đẻ và thúc đón đòng.

Xuất phát từ nhu cầu phân bón thúc cho lúa. Với phương châm phục vụ nông dân được tốt nhất, Cty CP Phân lân Ninh Bình đã không ngừng tập trung nghiên cứu và đầu tư công nghệ SX tiên tiến để đưa ra nhiều sản phẩm phân chuyên dùng bón thúc cho lúa và các loại cây trồng khác như: NPK dạng 3 mầu (lân từ lân nung chảy) NPKS 17.5.16.1; NPK dạng vo viên một hạt (lân từ lân tan nhanh) NPK 11.2.11+TE, NPK12.2.10+TE, NPK 16.16.8+TE, NPK 17.8.8-6S+TE, NPK 16.5.17-6S+TE...

Sản phẩm phân NPKS 17.5.16.1 có tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt > 62%, sử dụng rất tốt cho lúa ở vùng đất vàn, vàn thấp, chua trũng, lầy thụt và chua mặn ven biển.

Sản phẩm NPK 12.2.10+TE; NPK 11.2.11+TE; NPK 16.5.17-6S+TE, NPK 16.16.8+TE; NPK 17.8.8-6S+TE… có tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt > 36%, sử dụng bón thúc rất tốt cho lúa ở vùng đất vàn, vàn cao ít chua, đất cát và đất phù sa ven sông.

Khi sử dụng các loại phân NPK bón thúc do Cty CP Phân lân Ninh Bình SX giúp cây lúa nói riêng và các loại cây trồng nói chung phát triển khỏe, cân đối, tăng khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như sâu bệnh, đổ ngã, đẻ nhánh tập trung, tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao, số bông trên khóm và số hạt chắc trên bông nhiều để cho năng suất cao.

Tùy theo tính chất đất đai, mùa vụ và giống lúa để điều chỉnh lượng NPK Ninh Bình bón thúc cho phù hợp. Các loại phân bón thúc Ninh Bình dạng viên phân tan nhanh, cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho các giống ngắn ngày như: Bắc thơm số 7, Khang Dân 18, Nếp 97, Nhị ưu 838...

img-7382213380038

* Kỹ thuật bón thúc NPK Ninh Bình cho lúa xuân cần chú ý những điểm sau:

- Bón phân đủ lượng theo quy trình thâm canh của từng giống lúa: Phải xem xét chân đất tốt, xấu và lượng phân chuồng, phân vô cơ đã bón lót để xác định lượng phân bón thúc cần thiết cho một thửa ruộng, cần bón đủ, cân đối, không bón thừa, làm lúa bị lốp đổ; bón thiếu sẽ không đạt được năng suất.

Thực tiễn canh tác của nhà nông có 2 trường hợp sau:

+ Trường hợp đã bón lót bằng NPK phải xác định lượng NPK bón thúc cần thiết cho mỗi thửa ruộng, từng giống lúa. 1 sào ruộng (360m2) khi cấy hoặc gieo thẳng bón lót NPK: 20-25kg NPK 5.12.3, 6.12.2, 10.10.5 hoặc NPKS 5.10.3-8, 6.10.2-8 Ninh Bình thì lượng phân bón thúc NPKS 17.5.16-1, NPK 11.2.11+TE, 12.2.10+TE, NPK 16.5.17-6S+TE, NPK 17.8.8-6S+TE, NPK16.16.8+TE cần từ 12-18kg.

+ Trường hợp chưa bón phân lót khi cấy hoặc gieo thẳng: Khi bón thúc phải bón cả lượng phân bón lót và phân thúc. 1 sào bón lót 20-25kg NPK Ninh Bình loại 5.12.3, 6.12.2, 5.10.3-8, 6.10.2-8, 8.7.3-8 và bón thúc 12-15kg NPK Ninh Bình thúc loại NPKS 17.5.16-1, NPK 11.2.11+TE, 12.2.10+TE, NPKS16.5.17-6+TE, NPK17.8.8-6S+TE, NPK16.16.8+TE.

Bón đúng thời điểm và lượng bón từng thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây lúa.

+ Lúa gieo thẳng nên bón thúc 3 thời điểm (3 lần). Tổng số lượng phân bón thúc chia làm 3 lần như sau: Lần 1 khi lúa được 3 - 3,5 lá (bón rước) lượng bón 20%, lần 2 khi lúa được 4 - 5 lá (thúc đẻ nhánh) lượng bón 40 - 50%, lần 3 (bón đón đòng) khi lúa đứng lá, lá chớm màu vàng, đầu lá thắt eo, khoảng 50 - 60 ngày sau gieo, bón 30 - 40% lượng còn lại

+ Lúa cấy bón thúc 2 lần: Lần 1 thúc đẻ nhánh tập trung từ 12 -15 ngày sau cấy, lượng bón 60%. Lần 2 bón đón đòng 40% lượng phân bón thúc còn lại.

* Cách bón và những điều cần chú ý:

- Bón rải đều phân trên mặt ruộng, đối với những ruộng lúa tốt không đồng đều bón nặng tay cho những chỗ lúa xấu.

- Không bón phân thúc vào buổi sáng có sương làm cho lá lúa ướt. Không bón vào buổi trưa trời nắng, nhiệt độ cao. Tốt nhất bón vào buổi chiều mát. Khi nhiệt độ dưới 15 độ C không nên bón. Bón thúc khi ruộng có đủ nước để phân hòa tan tiếp cận với rễ lúa.

- Các bao phân bón của Cty CP Phân lân Ninh Bình đều có hướng dẫn sử dụng. Đề nghị bà con đọc kỹ trước khi bón.

Với bề dày trên 40 năm hoạt động trong lĩnh vực phân bón và luôn đồng hành với nông dân, Cty CP Phân lân Ninh Bình đã có những bước phát triển và diện mạo mới. Sản phẩm của Cty đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu sang các nước Malaysia, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Tháng 7/2017 sản phẩm phân lân nung chảy Ninh Bình (FMP) được cơ quan chứng nhận hữu cơ của Úc chứng nhận là một sản phẩm đầu vào thích hợp cho nông nghiệp hữu cơ.

FMP Ninh Bình là phân khoáng tự nhiên, không phải là phân hoá học. Sử dụng FMP Ninh Bình bón cho cây trồng góp phần tạo nên nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm