| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật chăm bón cây trồng chủ lực tại Tây Nguyên mùa mưa

Thứ Ba 28/05/2024 , 11:30 (GMT+7)

Các chất dinh dưỡng trong lân nung chảy Văn Điển ở dạng vô định hình có tính kiềm, khi bón vào đất đỏ bazan Tây Nguyên tuy xốp nhưng không bị rửa trôi.

Phân bón Văn Điển thích hợp cho cây cao su tại Tây Nguyên.

Đất nông nghiệp ở Tây Nguyên chủ yếu là đất nâu đỏ bazan

Tây Nguyên có tiểu địa hình, khí hậu cao nguyên mát mẻ quanh năm, thích hợp cho cây những cây ăn quả, cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu,  sầu riêng, bơ và cây cao su… hàng năm, những cây này mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân nơi đây.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đất nông nghiệp ở Tây Nguyên chủ yếu là đất nâu đỏ bazan. Loại đấy này có tầng đất dầy, dốc vừa phải, điểm độ xốp cao, cấu trúc tốt nên dễ thấm nước, tích sét, kết von ít, nghèo bazơ do bị rửa trôi CaO, MgO, SiO2, S và các chất vi lượng nên phản ứng chua - rất chua (pH: 3,9-5,2).

Hàm lượng hữu cơ khá (>3,0%), đạm tổng số khá (>0,2%), lân dễ tiêu ở mức thấp, kali tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo, dung dưỡng hấp thu trung bình nhưng chất lượng đất không tốt, trị số cation trao đổi (Ca2+ và Mg2+) rất thấp (<3,5 ldl/100g đất), các chất vi lượng kẽm, bo, mô líp đen, sắt, cô ban, đồng đều rất nghèo.

Đây là đặc điểm cơ bản của đất nâu đỏ bazan được hình thành từ đá mẹ bazan vốn dĩ đã nghèo những nguyên tố này. Hơn nữa, nhiều năm qua bà con nơi đây đã bón quá mức phân hóa học, chủ yếu các loại phân có gốc chua như: Supe lân, đạm sunfat (S.A) và một số dòng sản phẩm NPK tan nhanh, làm cho đất tích tụ lưu huỳnh (S), rửa trôi canxi, magie, các chất vi lượng.

Lớp đất canh tác nhiều nơi trở nên chai cứng, mất cân đối dinh dưỡng, thiếu hụt các loại chất trung, vi lượng trầm trọng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, sâu bệnh bùng phát mạnh.

Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cây cà phê trên vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên.

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân đa chất, chất dinh dưỡng chính là lân dễ tiêu (P2O5) chiếm 16%, chất canxi khoảng 28 - 34%, chất ma giê từ 15 -18%, chất lưu huỳnh từ 2 - 4%, các chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, cô ban, đồng từ 0,1 - 0,4%.

Tất cả các chất dinh dưỡng trong lân nung chảy Văn Điển ở dạng vô định hình có tính kiềm, không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây, khi bón vào đất đỏ bazan Tây Nguyên tuy xốp nhưng không bị rửa trôi như các loại phân lân khác.

Nếu cây sử dụng chưa hết, lân Văn Điển vẫn còn nằm lại trong đất để sử dụng cho vụ sau. Bón phân lân Văn Điển cung cấp cùng một lúc 11 yếu tố dinh dưỡng cho cây cà phê, gồm chất đa lượng là lân, 4 chất trung lượng canxi, ma giê, lưu huỳnh, silic và 6 chất vi lượng kẽm, bo, man gan, mô líp đen, đồng, sắt. Những yếu tố dinh dưỡng này trong đất rất thiếu hụt và cây trồng lại rất cần cho sinh trưởng phát triển.

Thời tiết ở Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt và ưu thế khi sử dụng Phân bón Văn Điển

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, giai đoạn này các cây trồng đều sinh trưởng giảm và tăng tích tụ dinh dưỡng vào các cơ quan sinh trưởng, tạo tiền đề cho hoạt động phát triển giai đoạn tiếp theo, cuối giai đoạn này có một số cây như sầu riêng, cà phê, hồ tiêu... ra hoa đậu quả khi được tưới.

Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) cây trồng sinh trưởng mạnh, tập trung thu hút dinh dưỡng nuôi quả cho đến thu hoạch và phát triển bộ cành dự trữ cho năm sau.

Mùa mưa cây sử dụng khối lượng dinh dưỡng lớn nên cần bón trên 70 - 80% lượng phân bón cả năm. Trong 6 tháng mùa mưa nên sử dụng Phân bón Văn Điển theo nhu cầu sinh lý cây trồng nhằm khai thác tiềm năng cây trồng và giúp phát triển nông nghiệp bền vững.

Đầu mùa mưa (tháng 5 - 6), bà con nông dân nên bón sản phẩm Phân đa yếu tố NPK Văn Điển 13:13:13 hoặc 12:5:10, 12:8:12 cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su.

Đầu mùa mưa (tháng 5 - 6), bà con nông dân nên bón sản phẩm Phân đa yếu tố NPK Văn Điển 13:13:13 hoặc 12:5:10, 12:8:12 cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su.

Đợt 1: Bón phân đầu mùa mưa (tháng 5 - 6)

Lúc này hầu hết cac loại cây chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng đều đã đậu quả, yêu cầu quả lớn nhanh về thể tích nên sử dụng các loai sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK có hàm lượng đạm và ka ly khá cao như: phân bón đa yếu tố NPK12:5:10; 12:8:12 hoặc 13:3:13.

Lượng bón: Từ 1,5 - 2,5 kg/gốc tùy tuổi cây và mức năng suất phấn đấu. Rải đều phân dưới hình chiếu tán lá xung quanh rạch bón phân đợt bón sau thu hoạch, tưới nước hoặc bón theo mưa, phân tan dần cây hấp thu tốt.

Đợt 2: Bón giữa mùa mưa (tháng 7- 8)

Giai đoạn này hầu hết các loại quả đang vào giai đoạn tích lũy chất khô, cấu thành các yếu tố năng suất và chất lượng.

Lúc này nếu thiếu dinh dưỡng, đặc biệt các vườn năng suất cao sẽ dẫn đến tình trạng cây bị kiệt sức gây nên hiện tượng khô cành, khô qủa, làm giảm năng suất và chất lượng không chỉ đương vụ mà có thể ảnh hưởng cả các vụ sau.

Vì vậy, cần bón cho cây trồng lượng phân cân đối, đầy đủ các loại dinh dưỡng như phân bón đa yếu tố NPK 13.3.13 hoặc đa yếu tố NPK 12.8.12, hoặc 12.7.20.

Lượng bón từ 2,0 - 2,5 kg/gốc, rải đều phân dưới hình chiếu tán cây từ mép bồn trở vào cách gốc 60 - 70cm, sau đó tưới nước hoặc bón theo mưa, bón sau mưa khi đất còn độ ẩm 80%.

Phân lân nung chảy Văn Điển dạng hạt giúp cây hấp thụ tối đa dinh dưỡng, hạn chế rửa trôi thất thoát.

Phân lân nung chảy Văn Điển dạng hạt giúp cây hấp thụ tối đa dinh dưỡng, hạn chế rửa trôi thất thoát.

Đợt 3: Bón cuối mùa mưa (tháng 9 - đầu tháng 10)

Giai đoạn này, thời tiết cuối mùa mưa chuẩn bị vào mùa khô, sự vận chuyển dinh dưỡng từ các bộ phận của cây cũng chậm lại và một số loại cây đã được thu hoạch sản phẩm.

Với những loại cây chưa được thu hoạch nên bón phân sớm hơn, nên kết thúc cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch, nên dùng đa yếu tố NPK  12:8:12, 12:7:20, lượng bón từ 1,0 - 1,5 kg/gốc, rải phân đều dưới hình chiếu tán cây, cách gốc 60 - 70 cm, tưới nước hoặc bón theo mưa.

Với những loại cây đã được thu hoạc, bón phân cho cây ăn quả lúc này là giai đoạn rất quan trọng để cây được hồi phục sau thời gian dài nuôi quả. Một lượng lớn phân  được bón trong giai đoạn này để phục hồi cây và tạo cho cây một sức khỏe tốt để ra hoa, đậu quả tốt trong mùa tiếp theo.

Do vậy, ngay sau thu hoạch khoảng 10 ngày cần tiến hành làm cỏ cây ăn quả đồng thời bón khoảng 4-5kg phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp 2-3kg phân bón đa yếu tố NPK 5:10:3.

Cổ nhân đã dạy: “Lão nông tri điền” nghĩa là chỉ có chủ vườn mới hiểu sâu hơn, đúng hơn về đất và cây trong vườn. Do vậy, kỹ thuật bón phân hiệu quả nhất vẫn là chủ vườn.

Cần phân tích độ màu mỡ của đất, mức năng suất để điều chỉnh lượng phân cho phù hợp. Bên cạnh việc bón phân Văn Điển, nên kết hợp bón phân hữu cơ hoai mục, phân sinh học nhằm hỗ trợ thêm cho  quá trình cải tạo và bồi dục đất giúp nông nghiệp phát triển bền vững, an toàn.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?