| Hotline: 0983.970.780

KỸ THUẬT GIEO CẤY GIỐNG LÚA LAI C ƯU ĐA HỆ SỐ 1

Thứ Năm 24/11/2011 , 09:56 (GMT+7)

1. Đặc điểm giống

Giống có dạng hình đẹp, gọn cây, chống đổ tốt, thời gian sinh trưởng vụ xuân muộn 129 - 130 ngày, vụ mùa sớm từ 109 - 110 ngày, đẻ nhánh khoẻ, chống đổ tốt, bông to, nhiều hạt, khối lượng 1.000 hạt 27-28g. Năng suất trung bình từ 66,2 - 76,7 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 89,0 tạ/ha.

2. Thời vụ gieo trồng

+ Vụ xuân: từ 15/1-5/2 vùng ĐBSH và 10/1-30/1 vùng Bắc Trung bộ.

+ Vụ mùa: từ 10-15/6 vùng ĐBSH và từ 10-15/5 đối với vụ hè thu ở vùng Bắc Trung bộ.

+ Tuổi mạ: 4-5 lá đối với mạ dược và 3-3,5 lá đối với mạ dày xúc.

3. Kỹ thuật làm mạ

+ Ngâm ủ: Tương tự như các giống lúa lai khác. Ngâm hạt giống 12 - 16 giờ (vụ mùa) và 18 - 24 giờ (vụ xuân); cứ 5 - 6 giờ thay nước rửa chua 1 lần. Xả sạch không còn mùi chua, để ráo nước rồi đem ủ. Khi rễ dài bằng 1 hạt thóc và mầm dài 1/3 - 1/2 hạt thóc thì đem gieo.

+ Ruộng mạ làm đất bằng phẳng, chú ý bón lót phân chuồng, lân cho đất gieo mạ.

+ Mạ gieo thưa đảm bảo đanh dảnh, ngạnh trê.

+ Chú ý chống rét cho mạ (nên áp dụng phương pháp làm mạ phủ ni lon, mạ khay).

4. Kỹ thuật cấy

Mật độ: 40 khóm/m2.

Số dảnh cấy: 1-2 dảnh, cấy nông tay.

5. Bón phân

Cần bón cân đối giữa phân hữu cơ, phâm đạm, phân lân và kali ở các thời kỳ bón lót, bón thúc, không bón phân khi trời mưa hoặc khi ruộng không có đủ nước. Nếu đất chua cần bón thêm vôi bột tùy mức độ chua: bón 10 - 15kg/sào Bắc bộ, bón lót toàn bộ.

* Lượng phân bón (cho 1 ha):

+ Vụ xuân:

Phân hữu cơ: 10 tấn (hoặc 1 tấn HCVS); đạm urê: 250 kg; lân: 500 kg; kali: 220 kg.

+ Vụ mùa:

Phân hữu cơ: 10 tấn (hoặc 1 tấn HCVS); đạm urê: 220 kg; lân: 500 kg; kali: 190 kg.

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ lượng phân hữu cơ, lân, 40% đạm và 40% kali.

+ Bón thúc lần 1: Bón 50% đạm ure, 10 kali bón khi lúa hồi xanh.

+ Bón thúc lần 2: Toàn bộ lượng đạm ure và kali còn lại (trước khi lúa trỗ 20 ngày).

Lượng phân bón trên có thể điều chỉnh tùy theo từng chân đất cho phù hợp.

6. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Nước tưới theo yêu cầu sinh lý của cây lúa. Từ cấy lúa đến khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu luôn giữ nước ở mức 3-5cm và kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu thì tháo cạn nước phơi ruộng 18-25 ngày. Khi lúa phân hóa đòng tưới và giữ nước ở mức 5-10 cm, thời kỳ chín sáp tiếp tục tháo cạn nước.

Quá trình chăm sóc cần chú ý kiểm tra sâu bệnh trên đồng ruộng, khi thấy các đối tượng gây hại phải phun phòng ngay theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. Phun đúng thuốc, đúng đối tượng sâu bệnh và đúng thời điểm.

Có thể sử dụng các loại thuốc BVTV sau:

- Với các loại sâu cuốn lá, sâu đục thân các loại thuốc Karate 2.5 EC, Regent 800WG, Padan 95SP, Proclaim 1.9EC.

- Rầy nâu, chích hút thường dùng thuốc Actara 25WG.

- Đạo ôn dùng các loại thuốc Filia 525 SE, Fujione 40EC.

- Bệnh khô vằn dùng Validacin 5SC, Anvil 5SC.

- Bệnh lep lép hạt dùng thuốc Tiltsuper 300EC.

Chú ý: Cần bón cân đối giữa phân hữu cơ, phâm đạm, phân lân và kali ở các thời kỳ bón lót, bón thúc, bón đón đòng để hạn chế sâu bệnh hại. Bón đủ lượng kali theo hướng dẫn kỹ thuật để hạn chế tỷ lệ lép.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Chủ quan khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại

Nhiều người nuôi chó, mèo tại Long An vẫn còn rất chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.