| Hotline: 0983.970.780

Lạ lùng nơi được tự do đổi vợ mà không gặp phải bất cứ sự ngăn cấm nào

Thứ Năm 24/08/2017 , 12:50 (GMT+7)

Nếu nghĩ rằng hôn nhau ở chốn công cộng hay đổi vợ một cách tự do là điều không thể xảy ra, người ta sẽ phải nghĩ lại nếu đến vùng Ladakh ở Ấn Độ.

Trong nhiều thế kỷ, người Dard hay còn gọi là Brokpa ở Ladakh, Ấn Độ được phép hôn nhau và đổi vợ mà không gặp phải bất cứ sự ngăn cấm nào, theo Times of India.

14-24-34_nh1
Các thiếu nữ bộ tộc Dard

Bộ tộc Dard có khoảng 2.500 thành viên sống trong ba ngôi làng nhỏ Dhahnu, Darchik và Garkun ở Ladakh.

Không ai rõ thời điểm cụ thể, song từ ngàn xưa, người Drokpa có truyền thống hôn nhau giữa đám đông và đổi vợ một cách thoải mái mà không gây ảnh hưởng xấu tới các thành viên trong bộ tộc.

Trong các dịp lễ, nhiều nhóm đàn ông và phụ nữ đứng xếp thành hàng rồi hôn nhau một cách tự nhiên và nóng bỏng mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của mình cũng như đối phương.

Tuy nhiên, phong tục này ngày nay đã bị cấm do bị cho là hành vi không văn minh. Người Drokpa chỉ còn duy trì văn hóa hôn và đổi vợ trong nội bộ cộng đồng và khi không có người ngoài.

Về nguồn gốc tộc Dard, một số sử gia cho rằng họ là con cháu thuộc dòng dõi duy nhất của người Arya ở Ấn Độ.

Một số nhà sử học khác cho rằng tộc người Dard là một nhóm chiến binh của Alexander Đại đế bị lạc đường khi trở về Hy Lạp sau cuộc chiến với vua Porus ở vùng sông Ấn. Giả thiết khác cho rằng tổ tiên người Dard là người Baltistan.

Những người này đến Dhahnu định cư vì đây là thung lũng màu mỡ duy nhất ở Ladakh. “Họ hoàn toàn khác với cư dân bản địa vùng Ladakh về thể chất, văn hóa, ngôn ngữ và tổ chức xã hội”, Norboo, một học giả nghiên cứu về người Dard, nói.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng Dard có nguồn gốc từ nhóm người di cư từ dãy núi Hindukush (thuộc Gilgit Baltistan, nay là lãnh thổ Pakistan) đến phía tây Ladakh hàng thế kỷ trước. Đây là bộ tộc mang đậm nét đặc trưng của nền văn hoá bản địa Arya. Giả thiết này được nhiều người ủng hộ hơn, do các bài hát của người Dard ngày nay vẫn nhắc đến các địa phương kể trên, nơi họ đã đi qua.

Người Dard được nhắc tới trong sử thi tiếng Phạn Mahabharata và các kinh sách khác trong đạo Hindu. Họ cũng tin theo Phật giáo, song phong tục của họ lại khá giống những người theo đạo Hindu.

Giống như người Hindu, tộc Dard thờ bò và Lha (các vị thần và thần Vệ nữ). Trong các lễ cúng, họ dâng hiến cho thần linh hoa, trang sức, rượu và âm nhạc.

Quần áo của tộc Dard được trang trí bằng hoa và nhiều đồ trang sức. Đàn ông và phụ nữ nhảy múa trong nhiều ngày khi mùa xuân bắt đầu tới ở Ladakh.

Dõi theo sự lên xuống của Mặt trời trong nhiều thế kỷ, người Dard tự lập ra lịch theo vầng thái dương lên xuống ở Ladakh. Họ ăn mừng năm mới vào ngày 22/12 theo dương lịch.
 

Tộc người ưu việt

Cả đàn ông và phụ nữ Dard đều có dáng cao, vẻ mặt xinh đẹp. Không giống các tộc người khác ở Ladakh, họ có mái tóc dày, mắt màu sáng nhạt, môi dày, mũi cao.

“Đó là lý do vì sao chúng ta xem mình ưu việt hơn các chủng tộc khác và không kết hôn với cộng đồng bên ngoài”, Tashi, một người Dard học tại làng Garkun, vùng Kargil, nói. Tộc Dard cho đến nay vẫn cố gắng bảo vệ truyền thống này.

Tashi nhắc đến một giai thoại khá thú vị. “Năm 1979, hai phụ nữ Đức tìm mọi cách đến Ladakh để tìm một đối tác Arya. Phó tộc trưởng nói với chúng tôi rằng những người phụ nữ Đức muốn được mang thai các trẻ em Arya vì người Đức cũng coi họ là tộc người thuần chủng, ưu việt”, Tashi nói.

Tuy nhiên, hai phụ nữ Đức bị bắt vì khu vực người Dard ở gần với Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa vùng Jammu và Kashmir, nơi Ấn Độ, Pakistan đều tuyên bố chủ quyền và khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, cấm người nước ngoài vãng lai.

Thời trước, người Dard vẫn theo chế độ đa thê hoặc đa phu. Quan hệ tình dục trước hôn nhân và đa hôn nhân đều được chấp nhận.

“Chúng tôi đã không biết xấu hổ về điều đó. Tuy nhiên, sau này khi được đi học, chúng tôi biết về nền giáo dục hiện đại nên đang trong quá trình từ bỏ văn hóa đa thê, đa phu cũng như các truyền thống, tập tục không còn phù hợp khác”, Tashi cho biết.

Người Dard hiện có ít nhất hai người tốt nghiệp các chương trình học tập cơ bản tại ba làng của vùng Ladakh. “Chế độ đa phu đã biến mất, song vẫn còn chế độ đa thê”, Tashi nói và cho biết anh có hai người vợ, mỗi người sinh được 5 con.

Quân đội và chính quyền dân sự nhiều năm qua kêu gọi người Dard từ bỏ các tập tục không văn minh, song chưa thể xóa bỏ hoàn toàn nạn đa thê.

“Cho đến năm 1970, các nhóm đàn ông và phụ nữ trong bộ lạc vẫn có thể xếp hàng và hôn nhau thoải mái mà không cần để ý tới tình trạng hôn nhân của nhau. Bây giờ thì chúng tôi chỉ làm thế khi không có người ngoài”, Tashi cho biết.

Đàn ông Dard thường mặc áo len rộng cùng quần cạp cao. Phụ nữ thường mặc những chiếc váy len được đan cầu kỳ, cùng các loại hạt, vỏ. Đồ trang sức bằng bạc rất được phụ nữ Dard yêu thích. Một nét đặc trưng của tộc Dard mũ da dê được đính tỉ mỉ các loại hoa, đồng xu hay vỏ sò. Có thể gọi tộc Dard là tộc hoa, bởi hoa hiện diện trong gần như mọi mặt cuộc sống của họ.

Cư dân Dard là bộ tộc thuần nông. Nhờ có đất đai màu mỡ và khí hậu ôn hoà, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi diễn ra với nhiều thuận lợi. Nguồn thu nhập chính của người Dard đến tù buôn bán táo, nho, quả óc chó và nhiều loại rau xanh khác.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm