| Hotline: 0983.970.780

Những bộ tộc bí ẩn: Korowai - người sống trên mái rừng

Thứ Tư 23/08/2017 , 12:46 (GMT+7)

Dù đã là thế kỷ 21, song trên thế giới vẫn còn những bộ lạc duy trì lối sống như thời sơ khai của người hiện đại. Họ có thể là những bộ tộc sống trên cây...

Họ có thể là những bộ tộc sống trên cây để tránh đồng loại ăn thịt, bộ tộc tự do đổi vợ, hoặc bộ tộc nằm biệt lập trong rừng thẳm, sợ hãi khi thấy máy bay hoặc những cư dân mặc quần áo thông thường.

Các nhà nghiên cứu cho rằng cho đến ít nhất những năm 1970, bộ tộc Korowai ở Papua New Guinea, vùng rừng nhiệt đới Indonesia vẫn không hề biết đến sự tồn tại của bất cứ ai trên trái đất ngoại trừ chính họ.

10-42-33_nh1
Nhà của người Korawai nằm chênh vênh trên nóc rừng

Điều này thoạt tiên có vẻ khó tin, song xét tới lối sống ở cheo leo trên những ngọn cây hoặc dựng nhà trên cột cao chót vót trong rừng rậm hẻo lánh của bộ tộc Korowai, thì sẽ thấy hợp lý.
 

Tin người chết có thể sống lại

Bộ tộc này hiện có khoảng 3.000 thành viên. Họ nổi tiếng với những căn nhà được làm trên cây cao, hoặc làm từ những chiếc cọc được cắm chặt xuống đất. Kiểu nhà này ban đầu được thiết kế để tránh các đối thủ tấn công nhằm cướp người làm nô lệ hoặc thậm chí ăn thịt.

Bộ tộc Korowai tuân theo những truyền thống lâu đời, chia sẻ các câu chuyện thần thoại, cổ tích, tiếng nói và cả những niềm đam mê cho tới ngày nay. Họ tin rằng những tổ tiên quá cố của họ có thể trở lại dương gian sống bất cứ khi nào.

Một vài nhóm của bộ tộc này được nói là rất sợ gặp người phương Tây, thậm chí nhiều thành viên còn chưa từng nhìn thấy người lạ. Người từ nơi khác đến, đều bị bộ tộc Korowai gọi là “những con quỷ dữ”.

10-42-33_nh2
Người Korawai sống bằng săn bắt, hái lượm

Tài liệu đầu tiên cho thấy thành viên bộ tộc này từng liên hệ với thế giới văn minh là khi một nhóm nhà khoa học gặp các thành viên của một gia đình Korowai vào tháng 3/1974.

Tháng 5/2006, hướng dẫn viên du lịch kiêm phóng viên Paul Raffaele đã đưa một đoàn làm phim Australia tới gặp bộ tộc. Đoàn làm phim kể lại họ đã tiếp xúc với một người đàn ông. Người này nói đứa cháu 6 tuổi của ông ta bị cáo buộc là một pháp sư, tức người có thể chữa bệnh do các phép thuật gây ra. Đứa bé có nguy cơ bị ăn thịt.

Trong cuốn sách viết cho viện bảo tàng Smithsonian, tác giả Raffaele cho biết: “Korowai là một trong rất ít bộ lạc còn tin vào tục ăn thịt người. Hầu hết người Korowai ngày nay vẫn sống với rất ít kiến thức về thế giới, ngoại trừ vùng đất quê hương. Họ cũng hay gây gổ với nhau. Một số người được cho là đã giết và ăn thịt các phù thủy, trong ngôn ngữ của họ gọi là khakhua”. Tuy nhiên, các nhà nhân chủng học cho rằng tục ăn thịt người không còn trong các bộ lạc của tộc Korowai.
 

Kỹ thuật xây nhà độc đáo

Bộ tộc Korowai xây nhà dựa vào cây cối trong tự nhiên, trên một hòn đảo cô độc ở New Guinea, vùng rừng nhiệt đới Indonesia. Năm 2011, đoàn làm phim của BBC từng tới đây và bày tỏ sự thán phục trước khả năng dựng nhà trên độ cao khoảng 42 m của người Korowai.

“Rất lâu trước khi chúng ta có những tòa nhà chọc trời, bộ tộc Korowai đã làm được những ngôi nhà cao chót vót trong rừng theo cách thô sơ nhất. Rất ấn tượng, nhiều thế hệ trong một gia đình có thể sống trong một ngôi nhà như vậy”, BBC bình luận.

Người Korowai xây nhà dựa vào những cây banyan hoặc wanbom có sẵn trong rừng nhiệt đới. Họ cắm thêm các cột gỗ sâu xuống đất, ở vị trí các góc nhà để tăng lực chống.

10-42-33_nh3
Bên trong một ngôi nhà trên cây của người Korawai

Toàn bộ quá trình xây dựng của người Korowai không cần dùng đến bất cứ máy móc nào, hoàn toàn là các công cụ gần như được phát minh ra từ thời tiền sử, cộng với kỹ năng leo trèo thượng hạng.

Một ngôi nhà trên cây có thể chứa được hơn chục người với các loài vật nuôi. Trong môi trường khắc nghiệt của rừng nhiệt đới, xây nhà trên cao giúp bộ tộc này tránh được muỗi, loài sinh vật tồn tại cực nhiều trong rừng, có thể mang tới nhiều bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét. Nhà trên cây cũng giúp họ tránh được lụt lội.

Người Korawai tin rằng ở trên cây cao, họ sẽ an toàn trước những linh hồn ma quỷ và tránh được những động vật ăn thịt.

Không phải toàn bộ nhà của người Korawai đều ở trên ngọn cây, một số ngôi nhà cách mặt đất chừng 8 - 12m. Cầu thang lên nhà được làm từ những cây gỗ, đẽo bậc để lên xuống dễ dàng hơn. Nếu không có sự cố bất thường, các ngôi nhà sẽ dùng được trong vòng 5 năm trước khi cần xây mới.

Về câu chuyện đứa bé 6 tuổi trước nguy cơ bị ăn thịt, giới chức Indonesia hồi năm 2006 cho biết một người đàn ông trong bộ tộc Korawai, được người ngoài xúi giục, đã lần lượt tìm đến các hãng truyền hình để nói về câu chuyện đứa cháu sắp bị ăn thịt.

Indonesia đã trục xuất một nhóm làm phim của Australia trước khi họ tới khu vực của người Korawai để quay phim về chuyện này. Indonesia khẳng định đây chỉ là “chiêu trò bẩn” nhằm thu hút khách du lịch, gợi tò mò cho những người thích tìm tới các bộ lạc nguyên thủy.

BBC cũng khẳng định tin của chính quyền Indonesia. Những người của BBC tới thực địa cho biết người Kowawai thực ra rất hiếu khách và thích giúp đỡ người xung quanh. Điều nguy hiểm duy nhất mà thành viên thám hiểm BBC ghi nhận được, có lẽ là phụ nữ tộc Korawai thích là phẳng ngực.

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm