| Hotline: 0983.970.780

'Lạ mắt' mô hình nuôi rắn ri voi trong thùng gỗ

Thứ Sáu 12/10/2018 , 06:01 (GMT+7)

Với 10 thùng gỗ lót cao su thả nuôi rắn ri voi, mỗi năm ông Nguyễn Văn Hoàng ở ấp Thới Ngươn B, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ có mức lãi khá cao.

09-21-18_nh_1
Rắn ri voi nuôi 1 năm có thể đạt trọng lượng từ 1 - 1,5 kg/con

Ông Hoàng kể, năm 2017 ông mua hơn 50 con rắn ri voi của một người quen tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) về nuôi. Nhờ chăm sóc chu đáo, đàn rắn phát triển tốt và sinh sản nhanh. Sau hơn 1 năm nuôi thương phẩm, ông chọn rắn đực xuất bán, rắn cái để lại cho sinh sản.

Tận dụng 20 m2 đất sau nhà, ông Hoàng thiết kế 10 thùng gỗ hình chữ nhật, bên trong lót cao su để nuôi rắn. Chia sẻ về cách làm độc đáo này, ông Hoàng nói: “Thông thường, người ta nuôi rắn trong vèo hoặc bể xi măng. Nhưng để tiết kiệm diện tích và dễ di chuyển, tôi đóng thùng gỗ để nuôi. Cách làm này giúp giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả cao, rắn phát triển tốt và việc chăm sóc dễ dàng hơn”.

Theo ông Hoàng, rắn ri voi là loại dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, nhẹ công chăm sóc, nhu cầu thị trường cao nên đầu ra ổn định. Nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, đảm bảo nguồn thức ăn, sau 1 năm rắn có thể đạt trọng lượng từ 1 - 1,5kg/con.

Điều quan trọng là nguồn nước phải được lấy từ nguồn nước ngầm, sau đó bơm sang bể lắng rồi mới bơm nước vào thùng nuôi. Mực nước không vượt quá thân rắn. Trong quá trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước để thay mới, tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sự phát triển của rắn.

Về chế độ thức ăn, nuôi rắn đẻ 1 tuần cho ăn 1 lần, rắn thịt 3 ngày cho ăn 1 lần, thức ăn từ nguồn cá tạp, rẻ tiền... Mỗi năm rắn đẻ một lần, mỗi con đẻ từ 15 - 20 rắn con. Từ tháng 5 - 6 âm lịch cho rắn giao phối, thả nuôi tỷ lệ 40% rắn đực, 60% rắn cái để giao phối với nhau.

Rắn sau khi đẻ cần bồi dưỡng, cung cấp lượng đạm cao và lượng cá tươi trong vòng 1 tháng, khẩu phần ăn gấp đôi so với bình thường. Sau đó, giảm bớt lượng thức ăn dần cho lượng mỡ trong rắn cân bằng lại, đảm bảo sinh sản tốt. Để tránh hao hụt, rắn con sau khi sinh 1 tuần khi noãn hoàng trong bụng đã tiêu hóa mới bắt đầu cho ăn.

09-21-18_nh_2
Tận dụng 20 m2 đất nhà sau, ông Hoàng thiết kế 10 thùng gỗ hình chữ nhật, bên trong lót cao su để nuôi rắn

Để nuôi rắn ri voi có hiệu quả, người nuôi phải tự tách đàn, phân cỡ, nhất là tập cho rắn ăn quen dần với các loại cá từ nhỏ đến lớn. Quan trọng là phải quan sát, theo dõi thường xuyên, phòng khi rắn bệnh mà có cách xử lý kịp thời.

Theo kinh nghiệm của ông Hoàng, thông thường con giống được cung cấp từ 2 nguồn là rắn giống hoang dã bắt ở thiên nhiên và rắn từ những trại chăn nuôi. Rắn con hoang dã có số lượng nhiều, giá rẻ nhưng tỷ lệ hao hụt khá cao do có nhiều cách thu bắt như bị câu rách miệng, bị câu điện, gãy xương sống… Rắn con sinh sản tại trại có giá khá cao nhưng tỷ lệ hao hụt thấp, lại được thuần hóa, tương đối hiền, ít cắn nhau.

Hiện tại, ông Hoàng nuôi rắn ri voi trong 10 thùng gỗ lót cao su với số lượng khoảng 300 con. Trong đó có 100 con trong giai đoạn sinh sản, 100 con trưởng thành đang chuẩn bị phối giống và trên 100 con nuôi thịt. Với giá bán rắn ri voi sinh sản 3 triệu đồng/cặp, rắn thịt từ 600.000 - 800.000 đồng/kg (tùy thời điểm), rắn giống 80.000 - 120.000 đồng/con, mỗi năm ông lãi khoảng 100 triệu.

 

Xem thêm
Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đồng Tháp trang bị gần 1.580 trạm bơm phục vụ lúa hè thu

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hiện nay vụ lúa hè thu 2024 toàn tỉnh đã xuống giống hơn 130.000/186.500ha theo kế hoạch, các trà lúa đang trong giai đoạn mạ xanh và làm đòng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm