| Hotline: 0983.970.780

Lại chuyện "phép vua thua… lệ huyện"

Thứ Hai 16/04/2012 , 09:54 (GMT+7)

Từ cuối năm 2011 đến nay bà Đinh Thị Duyên - GĐ Cty TNHH Duyên Thuận có trụ sở tại bản Có Thái, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải đã đội đơn gõ cửa nhiều cơ quan công quyền và báo chí kêu cứu...

Từ cuối năm 2011 đến nay bà Đinh Thị Duyên - GĐ Cty TNHH Duyên Thuận có trụ sở tại bản Có Thái, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải đã đội đơn gõ cửa nhiều cơ quan công quyền và báo chí kêu cứu về việc UBND huyện Mù Cang Chải, Hạt kiểm lâm đã thu giữ trái phép 11.433 kg pơ mu cành ngọn, 18 máy chế biến lâm sản.

>> Phép vua thua… lệ huyện

Khi "ông huyện" coi trời bằng vung

Báo NNVN nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của bà Đinh Thị Duyên phản ánh việc: UBND huyện Mù Cang Chải ban hành công văn số 56/UBND-KL ngày 25/3/2011 do ông Giàng A Tông - Chủ tịch UBND huyện ký, ra lệnh: Dừng ngay việc sản xuất, chế biến, thu mua gỗ nói chung; cành ngọn pơ mu nói riêng và tháo dỡ toàn bộ máy móc, nhà xưởng liên quan tới việc SX, chế biến gỗ, cành, ngọn pơ mu chậm nhất ngày 31/3/2011.

Ngày 3/12/2011 tổ công tác do ông Lê Trọng Khang - Phó chủ tịch UBND huyện chỉ huy, bao gồm các lực lượng: Quân đội, Kiểm lâm với khoảng 30-40 người bất ngờ ập vào xưởng chế biến gỗ của Cty Duyên Thuận, khống chế chồng bà Duyên là ông Sầm Văn Thủ đang quét dọn tiến hành thu giữ hơn 11 tấn gỗ và toàn bộ máy móc có giấy tờ hợp pháp ra khỏi địa bàn.

Trình bày với PV báo NNVN, bà Duyên thuật lại: Nhận được tin gỗ và máy móc trong xưởng chế biến bị tháo dỡ chở đi, bà Duyên khi đó đang đi công tác, lúc về đến nhà thì toàn bộ số gỗ đã được bốc lên xe chở đi rồi, máy móc đang bị tháo dỡ chuyển ra đường, chồng bà Duyên ngăn cản: Chủ cơ sở này đứng tên vợ tôi, các loại giấy tờ vợ tôi cầm, tôi không biết gì đâu, nếu các ông muốn tháo dỡ thì chờ vợ tôi về… thì ông Lê Trọng Khang chỉ vào mặt chồng tôi quát: Mày cấm cãi, nếu ai chống đối sẽ trói giật cánh khuỷu đưa về huyện. 

Bà Đinh Thị Duyên trình bày những oan ức của mình với PV NNVN

Cty TNHH Duyên Thuận được Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Yên Bái cấp giấp Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5200528300 ngày 29/11/2010, được phép: Sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ vườn trồng và gỗ có nguồn gốc hợp pháp khác.

Bà Đinh Thị Duyên cung cấp những giấy tờ có liên quan chứng minh số gỗ hợp pháp mà Cty Duyên Thuận đã mua của DNTN Xuân Bắc và Cty CP Xây dựng M&T với tổng lượng gỗ pơ mu cành, ngọn và sản phẩm chưa hoàn chỉnh từ gỗ pơ mu là 18.868 kg. Theo các quy định của pháp luật thì Cty Duyên Thuận không thể dừng sản xuất theo công văn số 56/UBND-KL của UBND huyện Mù Cang Chải.

Như vậy, có thể khẳng định công văn 56/UBND-KL của UBND huyện Mù Cang Chải ra lệnh cho những cơ sở chế biến lâm sản có giấy phép kinh doanh thu mua, chế biến gỗ có nguồn gốc hợp pháp ngừng sản xuất, phải tháo dỡ máy móc, nhà xưởng là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, coi trời bằng vung cần phải huỷ bỏ.

Sai phạm đẻ ra sai phạm

Công văn số 56/UBND-KL của UBND huyện Mù Cang Chải sau khi được Thanh tra tỉnh Yên Bái đề nghị Sở Tư pháp kiểm tra, ngày 29/2/2012 Sở Tư pháp Yên Bái đã trả lời bằng văn bản số 42/STP-KTrVBQPPL chỉ ra những nội dung trái pháp luật của công văn này. Công văn số 56/UBND-KL khởi nguồn cho việc làm trái pháp luật khi tổ công tác do ông Lê Trọng Khang chỉ huy tiến hành kiểm tra, thu giữ 11.433 kg pơ mu cùng 18 máy chế biến lâm sản của Cty Duyên Thuận.

Việc tổ kiểm tra không tiến hành lập biên bản vi phạm, chỉ lập biên bản vi phạm hành chính số 0023496/BB-VPHC về lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản vào hồi 14h50' ngày 3/12/2011. Trong biên bản này không nêu rõ số lượng pơ mu cành, ngọn mà Cty Duyên Thuận mua ngoài số lượng đã mua hợp pháp và số lượng máy chế biến lâm sản đang chế biến số pơ mu bất hợp pháp.  

Đơn kêu cứu của bà Đinh Thị Duyên và những văn bản trái luật của UBND huyện Mù Cang Chải và cơ quan chức năng

Biên bản này chỉ nêu chung chung "…kiểm tra thực tế tại xưởng chế biến của gia đình bà Duyên đã phát hiện 16 máy dập hạt, 01 cưa vanh, 01 máy cắt phôi vẫn đang hoạt động. Qua kiểm tra thực tế việc hoạt động của xưởng đã không được cơ quan chức năng cho phép và việc đình chỉ hoạt động của xưởng chế biến thảm hạt pơ mu theo công văn số: 56/CV-UBND trước ngày 31/03/2011 của UBND huyện Mù Cang Chải, nhưng xưởng của Cty TNHH Duyên Thuận đã không chấp hành".

 Căn cứ vào công văn 56/UBND-KL tổ công tác đã tiến hành tạm giữ 16 máy dập hạt, 01 máy cưa vanh, 01 máy cắt phôi và 11.433 kg pơ mu cành, ngọn. Người ký chứng kiến là ông Lê Trọng Khang với chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải là không khách quan. Ông Khang vừa là người chỉ huy tổ công tác kiểm tra, thu giữ gỗ và máy móc của Cty Duyên Thuận lại chính là người ký chứng kiến, thì chẳng khác gì chuyện "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Dư luận có quyền nghi ngờ sự lộng quyền và coi thường pháp luật của ông Lê Trọng Khang cũng như sự minh bạch trong việc thu giữ 11.433kg pơ mu cành, ngọn và 18 máy chế biến lâm sản của Cty Duyên Thuận.

Với những việc làm trên của UBND huyện Mù Cang Chải chứng tỏ "Phép vua thua… lệ huyện", đã đẩy người dân tới sự khốn cùng. Những thiệt hại của Cty TNHH Duyên Thuận do bị thu giữ máy móc cùng 11.433 kg gỗ pơ mu và đình chỉ SX từ ngày 3/12/2011 đến nay sau khi được các cơ quan chức năng làm rõ thì ai 
chịu trách nhiệm?

Trong quá trình thu thập tài liệu chúng tôi được biết Biên bản vi phạm hành chính được lập vào hồi 14h 50' có chữ ký của ông Lê Trọng Khang không phải lập tại xưởng chế biến lâm sản Cty TNHH Duyên Thuận. Bà Đinh Thị Duyên cho biết: Khi tôi về đã thấy xe chở gỗ đi ra tới đập tràn xã Tú Lệ, còn máy móc thì tổ công tác đã cho tháo dỡ xếp ra đường, biên bản thì lập tại chợ. Tôi bảo: Công ty có văn phòng sao tổ công tác không vào văn phòng làm việc mà lại làm việc ở chợ? Nếu biên bản ghi máy móc đang hoạt động, vậy những người đang vận hành máy là ai? Họ không trả lời được, vì thế tôi không ký vào biên bản.

Một điều vô cùng nực cười khi tổ công tác đã bốc và chở đi 18 máy chế biến lâm sản cùng 11.433 kg gỗ pơ mu khi chưa lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện và quyết định tạm giữ. Để "hợp pháp hoá" việc làm trái pháp luật của tổ công tác, ngày 04/12/2011 ông Hoàng Tất Thắng - Phó hạt trưởng Hạt KL Mù Cang Chải ký Quyết định số 0014677/QĐ-TGTVPT về việc tạm giữ 16 máy dập hạt, 01 máy cưa vanh, 01 máy cắt phôi và 11.433kg gỗ pơ mu và Biên bản tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính số 0012130, đó là hành động "tiền trảm hậu tấu" không thể chấp nhận được.

Ông Thắng ký Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện khi chưa có sự uỷ quyền bằng văn bản của hạt trưởng là không đúng với Điều 1 Pháp lệnh xử phạt hành chính năm 2008.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm