| Hotline: 0983.970.780

Làm gì để nữ sinh dân tộc thiểu số không phải bỏ học?

Chủ Nhật 22/09/2024 , 15:55 (GMT+7)

Dự án 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em' khu vực phía Nam đã có nhiều kết quả, nhưng vẫn còn vướng mắc.

Một lớp học tại Trường Phổ thông THCS Dân tộc nội trú huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: CTV.

Một lớp học tại Trường Phổ thông THCS Dân tộc nội trú huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: CTV.

Tình trạng học sinh dân tộc thiểu số bỏ học, nghỉ học để đi làm thuê, thậm chí lấy chồng không hề hiếm tại các tỉnh thành khu vực phía Nam. Các em nghỉ nhiều nhất khi đang học lớp 7, lớp 8 - lứa tuổi bắt đầu có thể lao động kiếm sống.

Tại hội thảo khoa học quốc gia "Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn tiếp theo" khu vực phía Nam mới diễn ra, ông Ngô Vân, giáo viên phụ trách Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Kế Sách, Sóc Trăng cho hay, học sinh nữ bỏ học chiếm tỷ lệ cao hơn.

Có nhiều rào cản với con đường đến trường của nữ sinh như các em và phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học, khoảng cách từ nhà tới trường xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nơi sinh sống của học sinh dân tộc còn tồn tại những định kiến giới...

Các em cũng chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực đối với trẻ em, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, tai nạn thương tích, nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em…

“Trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số không nói được tiếng phổ thông, vì vậy khi đối diện với vấn nạn bị xâm hại tình dục cũng không biết chia sẻ. Người thân của các em cũng gặp rào cản ngôn ngữ tương tự. Do đó, trong quá trình hỗ trợ tâm lý, các chuyên gia đã gặp không ít khó khăn khi tiếp cận và làm việc”, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa trăn trở.

Hội thảo 'Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn tiếp theo' khu vực phía Nam. Ảnh: Bạch Dương.

Hội thảo "Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến nghị, đề xuất nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn tiếp theo" khu vực phía Nam. Ảnh: Bạch Dương.

Bà Quách Kiều Mai, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cho rằng, việc thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” tại khu vực phía Nam vẫn có nhiều khó khăn như mô hình sinh kế, phát triển kinh tế, đặc biệt là sinh kế gắn với ứng dụng khoa học công nghệ còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn vùng sâu, vùng xa, đi lại không thuận lợi, trình độ dân trí còn hạn chế; mô hình sinh kế cho nạn nhân mua bán người qua rà soát tại một số địa phương không có đối tượng để triển khai hoặc có ít…

Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác lồng ghép giới trong thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia ở một số địa phương, đơn vị đôi khi chưa được chú trọng, chưa phân tách đối tượng phụ nữ, trẻ em gái để ưu tiên đầu tư, triển khai thực hiện…

Bà Doanh Thị Thoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đak Nhau (Bù Đăng, Bình Phước) cho biết, thực trạng đối với phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế cũng đặt ra nhiều thách thức như bất bình đẳng giới, thiếu kiến thức, hạn chế tham gia, và chịu thiệt thòi “kép” đến từ cả góc độ giới và góc độ dân tộc…

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền, cho hay, Dự án 8 là nỗ lực không ngừng vì bình đẳng giới và chăm lo, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự án hướng đến việc nâng cao nhận thức, thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xóa bỏ những tập tục có hại đối với phụ nữ, trẻ em.

Bên cạnh đó, mục tiêu hướng đến việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em tại các xã, thôn khó khăn. Đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, phụ nữ khuyết tật, nạn nhân của bạo lực gia đình và các vấn đề xã hội khác.

Theo bà Hiền, có những vấn đề mặc dù đã được quan tâm giải quyết song vẫn chưa thuyên giảm, tác động không tốt tới đời sống của phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các vấn đề có thể kể đến như việc làm, sinh kế và định hướng việc làm, nghề nghiệp cho phụ nữ và trẻ em gái; vấn đề tiếp cận công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, làm mẹ an toàn và tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng; sinh nhiều con, bạo lực gia đình…

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất