| Hotline: 0983.970.780

Làm gì để sản lượng nhuyễn thể nuôi đạt nửa triệu tấn năm 2030?

Thứ Tư 21/09/2022 , 06:40 (GMT+7)

Theo Tổng cục Thủy sản, mục tiêu của ngành là đến 2030, diện tích mặt nước nuôi nhuyễn thể của nước ta đạt 43.000 - 45.000ha, sản lượng phấn 500.000 - 520.000 tấn.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế lớn phát triển nuôi nhuyễn thể. Ảnh: PH.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế lớn phát triển nuôi nhuyễn thể. Ảnh: PH.

Cần có quy hoạch không gian cho nhuyễn thể trong quy hoạch chung kinh tế biển

Với hàng trăm bãi triều cùng hàng nghìn loài động vật thân mềm, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế lớn phát triển nuôi nhuyễn thể.

Theo ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT), mục tiêu đến năm 2030 diện tích mặt nước nuôi nhuyễn thể của nước ta đạt 43.000 - 45.000ha, sản lượng phấn đấu đạt 500.000 - 520.000 tấn là một chỉ tiêu khá cao.

“Đặc biệt, chỉ tiêu này còn gặp phải khó khăn do phải cạnh tranh với các ngành kinh tế khác. Việc nuôi nhuyễn thể đa phần đều ở khu vực bãi triều ven biển nên rất dễ vấp phải cạnh tranh với các ngành khác, điển hình như du lịch”, ông Trần Công Khôi phân tích.

Theo đó, để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản cho rằng, cần phải vận hành đồng bộ các giải pháp.

Thứ nhất, phải quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch quốc gia, quy hoạch không gian biển một cách rõ ràng và phải đảm bảo các hợp phần kinh tế trong quy hoạch không bị chồng lấn lên nhau, đồng thời kết hợp hài hòa các nền kinh tế.

“Ví dụ như nuôi nhuyễn thể, nuôi cá biển phục vụ cho du lịch. Khách du lịch hoàn toàn có thể tham quan vùng nuôi, đồng thời tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân”, ông Khôi đưa ra ý kiến.

Thứ hai, đại diện Vụ Nuôi trồng thủy sản cho rằng, cần phải phát triển hệ thống giống. Chính phủ đã có Quyết định số 703/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, trong đó vấn đề phát triển giống thủy sản đã được quan tâm.

Theo đó, cần triển khai song song việc phát triển hệ thống, cơ sở vật chất nghiên cứu, sản xuất giống và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, dần dần đáp ứng được 100% nhu cầu về giống nhuyễn thể đảm bảo chất lượng.

“Thứ ba, cần áp dụng khoa học công nghệ trong quy trình nuôi. Tới đây có thể tiến đến việc nuôi nhuyễn thể ven bờ hoặc trong bờ. Để có thể làm được điều đó bắt buộc phải ứng dụng khoa học công nghệ”, ông Trần Công Khôi chia sẻ.

Thứ tư, cần áp dụng công nghệ số vào quản lý, giám sát vùng nuôi. Hiện nay chuyển đổi số trong nông nghiệp đang phát triển mạnh và đang thực hiện số hóa các mô hình, tiêu chí với mục đích có thể kiểm soát tốt quá trình nuôi, vùng nuôi và đặc biệt kiểm soát tốt vấn đề an toàn thực phẩm, đảm bảo các yêu cầu để sản phẩm nhuyễn thể có thể xuất khẩu ra các thị trường.

“Thứ năm, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Hiện thị trường và nhu cầu thị trường của Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng được yêu cầu thì hoàn toàn có thể mất thị trường. Do đó, người dân cũng như các doanh nghiệp, các hiệp hội cần cùng nhau tiến hành quảng bá sản phẩm nhuyễn thể để xây dựng các kênh phân phối tốt hơn”.

Hoàn toàn có thể làm giàu từ nuôi nhuyễn thể

Theo ông Trần Công Khôi, khi các địa phương triển khai công tác quy hoạch tỉnh, quy hoạch không gian biển, cần xác định các ngành kinh tế tham gia vào sử dụng tài nguyên biển.

Hiện nay Việt Nam có hơn vùng nuôi nhuyễn thể đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm loại B của châu Âu. Ảnh: PH.

Hiện nay Việt Nam có hơn vùng nuôi nhuyễn thể đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm loại B của châu Âu. Ảnh: PH.

“Hiện nay vai trò của ngành thủy sản ngày càng được nhận thức rõ hơn tuy nhiên rất dễ bị lấn áp bởi các ngành kinh tế khác. Theo đó cần phân định rõ khu vực phát triển thủy sản và khu vực triển khai các ngành kinh tế khác, đồng thời phải có quy chế để phối hợp hài hòa giữa các ngành kinh tế”, đại diện Vụ Nuôi trồng thủy sản bày tỏ.

Bên cạnh đó, ông Trần Công Khôi cho rằng, người dân cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Đặc biệt người dân cần chủ động quản lý tốt vùng nuôi để đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm.

“Hiện nay Việt Nam đã có những vùng nuôi nhuyễn thể đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm loại B của châu Âu. Chúng ta cần giữ vững các tiêu chuẩn này để đẩy mạnh xuất khẩu”, ông Khôi chia sẻ.

Theo đó, lãnh đạo Vụ Nuôi trồng thủy sản nhấn mạnh, người nuôi nhuyễn thể phải là người nuôi thông minh vừa có kỹ thuật tốt, vừa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi nhuyễn thể nói riêng không còn hướng đến mục tiêu “xóa đói giảm nghèo” mà phải hướng đến làm giàu.

Cùng với đó, người nuôi nhuyễn thể cần liên kết với nhau và liên kết mật thiết hơn với các cơ quan trong nội ngành nông nghiệp. Ngoài ra chính các đơn vị quản lý ngành như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau.

Xem thêm
Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất