| Hotline: 0983.970.780

Làn sóng biểu tình ở Morocco, Tunisia và Libya

Thứ Hai 21/02/2011 , 09:26 (GMT+7)

Phương thức huy động biểu tình tại Morocco cũng giống các cuộc xuống đường ở các nước trong khu vực như Tunisia, Ai Cập, Barhain, Yemen và Algeria, được gọi chung là "các cuộc cách mạng Facebook".

Làn sóng biểu tình tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi tiếp tục lan rộng.

Người dân Morocco xuống đường biểu tình ở Rabat. 

Ngày 20/2, hàng nghìn người đã xuống đường tại một loạt thành phố lớn ở Morocco đòi cải cách chính trị và hạn chế quyền lực của Vua Mohammed VI. Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại thủ đô Rabat, thành phố Casablanca cùng nhiều thành phố khác.

Phương thức huy động biểu tình tại Morocco cũng giống các cuộc xuống đường ở các nước trong khu vực như Tunisia, Ai Cập, Barhain, Yemen và Algeria, được gọi chung là "các cuộc cách mạng Facebook."

Đến giữa ngày, các cuộc biểu tình vẫn diễn ra trong hòa bình. Một số người biểu tình cho biết họ không chống lại nhà vua song họ muốn có việc làm và sự công bằng.

Trước thềm các cuộc biểu tình, nhà chức trách Morocco đã hứa "bơm" 1,4 tỷ euro nhằm làm dịu cơn sốt giá các mặt hàng thiết yếu - nguyên nhân chính trong số nhiều nguyên nhân, bao gồm cả thất nghiệp, làm bùng nổ sự bất ổn trong thế giới Arập.

Nhà chức trách Morocco từng nhiều lần tuyên bố người dân có thể biểu tình nhưng không được phép đe dọa "các lợi ích sống còn."

Bộ trưởng Tài chính Salahedine Mezouar ngày 19/2 nói rằng điều "tích cực" là người dân Morocco có thể bày tỏ bản thân thông qua Facebook, song ông cũng cảnh báo rằng "bất cứ sai lầm nào cũng có thể xóa sạch trong vài tuần những thành quả mà chúng ta đã gây dựng trong 10 năm qua."

Cũng trong ngày 20/2, khoảng 30.000 người đã tập trung trước Phủ Thủ tướng ở trung tâm thủ đô Tunis của Tunisia đòi thay chính phủ tạm quyền.

Đây là ngày thứ hai liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình rầm rộ tại thủ đô của quốc gia Bắc Phi này, bất chấp lệnh cấm biểu tình của chính phủ sau cuộc nổi dậy hồi tháng trước khiến Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali phải trốn chạy.

Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu "Từ chức!" và "Chúng tôi không muốn những người bạn của Ben Ali!" Lực lượng an ninh Tunisia đã phải bắn chỉ thiên để giải tán đám đông.

Trước đó, ngày 19/2, Bộ Nội vụ Tunisia cho biết theo luật tình trạng khẩn cấp, các cuộc biểu tình bị cấm và những người biểu tình có thể bị bắt giữ.

Tại Libya, người biểu tình tiếp tục tụ tập tại quảng trường bên ngoài một tòa án ở thành phố Benghazi ở miền Đông nước này đòi phế truất nhà lãnh đạo lâu năm, Tổng thống Moammar Gadhafi.

Một số nhân chứng cho biết lực lượng an ninh Libya đã đụng độ với người biểu tình tại thành phố Misrata, trong bối cảnh các cuộc biểu tình lan đến gần thủ đô Tripoli. Người biểu tình đã đổ ra đường phố Misrata, cách thủ đô Tripoli 200km, trong hành động biểu thị sự ủng hộ đối với người dân Benghazi.

Trong một diễn biến khác, ngày 20/2, Áo tuyên bố nước này sẽ cử một máy bay quân sự đến Malta để chuẩn bị di tản các công dân Áo và châu Âu ra khỏi Libya và các nước Arập khác, sau những bất ổn gần đây tại khu vực.

Hàn Quốc cũng đã khuyến cáo công dân không nên tới Libya.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm