| Hotline: 0983.970.780

Làng làm hương Phia Thắp của người Nùng An

Thứ Tư 24/05/2023 , 16:30 (GMT+7)

Ở Phia Thắp, người Nùng An sống bằng nghề làm hương, cả làng làm hương, từ trẻ nhỏ cho đến bà cụ móm mém đều tham gia vào quá trình sản xuất.

 

Thôn Phia Thắp của xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) nằm ven quốc lộ 3, nép dưới chân núi Phà Hùng và được bao quanh bởi những cánh đồng ngô, chuối.. Phia Thắp được biết đến với nghề làm hương truyền thống từ bao đời nay.

 

Từ đầu làng đã có thể nhận thấy sự hiện diện của hương. Với thành phần nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, những que hương Phia Thắp tạo nên mùi cay cay, nồng nồng do thành phần từ lá của cây trầm. Nghề làm hương của người Nùng An ở bản Phia Thắp đã có từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cả làng ai cũng biết làm hương.

 

Dù cho có công nghệ hiện đại nhưng người dân nơi đây vẫn chỉ sử dụng phương pháp làm hương truyền thống của tổ tiên để lại. Thân hương thường được dùng bằng cây mai vì nó dẻo và dễ bắt lửa. Cây mai được lấy ở trên rừng rồi chẻ bằng tay, vót thành các que nhỏ, tròn đều và được ngâm nước 2-3 ngày mới mang ra dùng.

 

Trong khi đó, phần bột thân hương được là từ gỗ thông. Những thân gỗ thông được để mục ít nhất 3 năm rồi mới băm nhỏ, phơi khô rồi đem nghiền thành bột. Chất bột này sau được trộn với hỗn hợp mùn cưa và bột trầm để tạo ra nguyên liệu chính cho thân hương.

 

Hương Phia Thắp có các thành phần 100% tự nhiên và các công đoạn làm hương đều là thủ công, phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không được phép cẩu thả, làm gian dối, kém chất lượng. Khó nhất hiện nay là việc tìm kiếm lá cây bầu hắt, loại cây chỉ mọc trên núi đá tự nhiên và ngày càng khan hiếm. Trong làm hương, bầu hắt được sử dụng như chất keo để kết dính bột và cốt hương.

 

Làm hương không chỉ đem lại thu nhập cho người dân bản Phia Thắp, nó còn góp phần bảo tồn một nghề truyền thống của người Nùng An - một nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc gắn liền với tục thắp hương của người Việt ở Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng. Với chất lượng tốt, hương Phia Thắp được đem đi bán tại tất cả các chợ phiên Tết trong tỉnh cũng như các tỉnh phía Bắc.

 

Hương Phia Thắp được tiêu thụ tại tất cả các chợ phiên Tết trong tỉnh, cũng như các tỉnh thành phía Bắc. Mỗi bó nhỏ giá bán dao động từ 10.000 - 20.000 đồng. Tuy nhiên, người dân địa phương cho biết do phong tục tập quán, khách du lịch Việt Nam thường ít mua hương mang đi, đa phần các khách Tây mới hay mua tại chỗ.

 

Những năm trở lại đây, làng Phia Thắp bắt đầu làm du lịch cộng đồng, đón khách thập phương về nghỉ ngơi, tìm hiểu cuộc sống của làng. Trải nghiệm làm hương là một trong những chương trình hấp dẫn du khách tới đây.

 

Đây cũng là cách quảng bá sản phẩm, thương hiệu, gắn làng nghề với những địa danh, địa chỉ văn hóa du lịch để tạo ra sản phẩm hấp dẫn, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho bà con, là điểm nhấn khi tới mảnh đất Cao Bằng. Nhiều khách du lịch đến với làng Phia Thắp đều được người dân bản địa cho trải nghiệm việc làm hương.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

Phóng sự 07:07

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.

Sang châu Phi nhập sừng trâu bò về chế tác

Sang châu Phi nhập sừng trâu bò về chế tác

Phóng sự 09:17

Thiếu nguyên liệu, làng nghề thủ công mỹ nghệ chế tác sừng Đô Hai (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) phải sang tận châu Phi nhập sừng trâu bò về để duy trì sản xuất.

Gia cảnh éo le của cô tân sinh viên sư phạm

Gia cảnh éo le của cô tân sinh viên sư phạm

Phóng sự 09:05

Bố mất sớm, mẹ bị suy thận giai đoạn 4 phải điều trị tại nhà. Em trai còn đang đi học là sự éo le mà số phận đã gieo vào cô gái bé nhỏ.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Phóng sự 08:33

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 7] Tham vọng 500 tỷ/năm từ thủy sản lòng hồ

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 7] Tham vọng 500 tỷ/năm từ thủy sản lòng hồ

Phóng sự 06:00

Tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu đến năm 2030 có 10.000 lồng nuôi cá trên lòng hồ được quy hoạch thành 8 vùng tập trung gắn với bản đồ du lịch.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 6] Những toan tính của tỉnh Hòa Bình

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 6] Những toan tính của tỉnh Hòa Bình

Phóng sự 06:00

Điều thú vị và bất ngờ, khi xây đập chặn sông Đà từ đó hình thành nên vùng lòng hồ, gần 5 thập kỷ trước người ta chưa nghĩ tới mục đích cho thủy sản...

Xem thêm