Lên cao nhìn xuống núi thủng 'mắt cá thần' ít người biết
Thứ Tư 24/05/2023 , 13:30 (GMT+7)Nói đến núi thủng ở Cao Bằng, đa phần đều nghĩ tới Trà Lĩnh nhưng trên đường từ Bản Giốc về thành phố Cao Bằng còn một ngọn núi thủng độc đáo ít người biết.
Núi thủng Đoài Dương nhìn từ trên cao.
Không chỉ có thác Bản Giốc hay động Ngườm Ngao, du khách đến với công viên địa chất non nước Cao Bằng còn được khám phá những đỉnh núi thủng hùng vĩ, hang động huyền bí cùng các căn biệt thự cổ hay nhà sàn bằng đá… trong đó có núi thủng Đoài Dương.
Nằm cách đường tỉnh 206 chỉ khoảng hơn 1km, Núi thủng Đoài Dương là địa điểm chưa được nhiều người biết đến, do đa phần khi nhắc đến núi thủng ở Cao Bằng, ai cũng nghĩ tới ngọn núi ở huyện Trà Lĩnh, nay đã trở thành địa điểm cắm trại nổi tiếng.
Núi thủng là một dạng kiến tạo núi đá vôi cực kỳ đặc biệt, tạo ra cảnh quan thiên nhiên mới ở vùng non nước Cao Bằng.
Trong đó, núi thủng Đoài Dương nằm ở địa phận giao nhau của 3 xã Đoài Dương, Thông Huề và Thân Giáp của huyện Trùng Khánh, rất gần khu vực thác Bản Giốc, có thể đến tham quan bằng cả ô tô lẫn xe máy.
Nhiều người dân ở đây khi được hỏi thì nói họ vẫn gọi đây là núi "mắt cá thần" vì ngọn núi trông như đầu một chú cá đang nhô lên từ lòng đất há miệng đớp lấy bầu trời.
Đến với Núi thủng Đoài Dương, du khách sẽ thấy nơi này được bao bọc bởi những thung lũng cao rộng trải dài với những thảm cỏ xanh ngát tạo nên một khung cảnh hùng vĩ, bao la giữa đất trời thiên nhiên.
Khung cảnh núi non trùng điệp phía trên, thung lũng bằng phẳng có sông suối chảy quá phía dưới tại khu vực núi thủng Đoài Dương khiến du khách có thể thưởng thức được nhiều hơn vẻ đẹp của non nước Cao Bằng trên hành trình đến với núi "mắt cá thần".
Xung quanh khu vực núi thủng Đoài Dương đứng độc lập còn có rất nhiều vách núi khác có kiến tạo tương tự, với những lỗ thủng đột ngột xuất hiện trên thân núi để du khách có thể khám phá.
tin liên quan
Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão
Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.
Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'
Dù đã ở tuổi xế chiều nhưng 'bà giáo Liên' vẫn kiên định gieo chữ cho những 'mầm non' tại nơi vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!
Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm
'Hồi chưa làm nhựa thì còn thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, nước kênh còn trong. Bây giờ nước đen ngòm ruộng đồng không trồng trọt gì nữa…', người dân Xà Cầu chia sẻ.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống
Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.
Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò
‘Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút…’. Đó là những lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà.