| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề tỉnh Hưng Yên đổ chất độc sang xã nông thôn mới Hà Nội

Thứ Năm 19/12/2019 , 08:55 (GMT+7)

Tuyến kênh thủy nông Bắc Hưng Hải chảy qua địa phận các xã Dương Quang, Kim Sơn và Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội) rồi đổ về huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) đã từ lâu trở thành nỗi kinh hãi đối với người dân bởi ô nhiễm nặng.

10-58-22_nh_11
Nước chảy qua kênh đổi màu đen kịt, không thể tưới cho cây trồng và lấy vào cho thủy sản.


Kêu mãi cũng chỉ mỏi mồm

Nguyên nhân là nó phải chứa một lượng nước thải rất lớn của khu công nghiệp Như Quỳnh và đặc biệt của thôn Minh Khai (làng Khoai) thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm (Hưng Yên). Làng này có khoảng hơn 200 hộ chuyên tái chế rác thải nhựa để lấy hạt, bình quân mỗi hộ sản xuất từ 2 đến 2,5 tấn mỗi ngày.

Những dòng "suối" hóa chất chảy ồ ạt xuống kênh mương.

Do nghề này gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nên nhiều nước trong khu vực từng nhập khẩu rác để tái chế hiện đã cấm ngặt thành ra đơn hàng đổ về làng Khoai làm ăn mỗi lúc một đông. Lượng rác thải không rõ nguồn gốc chở về đây mỗi lúc một nhiều, sản lượng hạt nhựa sau tái chế được chở đi tiêu thụ mỗi lúc một lớn.

Ngày đêm bụi khói mịt mù, nước thải ra đủ thứ màu xanh đỏ, tím vàng, đen, trắng rỉ rả chảy ồ ồ xuống lòng kênh. Thêm vào đó, người dân ở đây thường có thói quen đốt những thứ không tận dụng được hoặc vứt những thứ không tận dụng được như túi nylon, rác vụn ngay xuống kênh.

10-58-22_nh_12
Rác thải được vứt thẳng xuống lòng kênh.

Bởi thế, đoạn kênh chảy qua xã Kim Sơn dài khoảng 3 km luôn có màu đen đặc, rác nổi lập lờ nhất là khoảng 400-500m tiếp giáp với cống Keo chúng ken dày như một tấm thảm khổng lồ che kín mặt nước. Mùi xú uế bốc lên nồng nặc.

Mấy năm gần đây, xã, huyện ở Hà Nội đã nhiều lần có văn bản đề nghị tỉnh Hưng Yên tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất tại Khu công nghiệp Như Quỳnh cũng như làng Khoai tuy nhiên đến nay, tình trạng ô nhiễm tại đây vẫn chưa được khắc phục.
 

Người khát, cây khát

Hàng ngàn hộ dân quanh khu vực hạ nguồn của kênh Bắc Hưng Hải do chưa được đấu nối vào hệ thống nước sạch vì dự án chậm tiến độ nên chẳng còn cách chọn lựa nào khác ngoài việc buộc phải dùng giếng khoan. Nước bơm lên lọc qua bể cát và than nhưng nhiều khi vẫn có màu vàng đục hoặc ngả đen dân chỉ dám dùng để giặt rũ chứ ăn uống, tắm rửa vẫn phải mua riêng nước đóng bình.

10-58-22_nh_15
Rác chất thành đống ở ven đôi bờ kênh.

Người khát nước sạch đã đành đến ngay cả cây trồng, vật nuôi cũng khát nước sạch vì không thể dùng được nguồn nước kênh đã quá ô nhiễm để tưới hay nuôi. Năm 2017, 2018 ở xã Dương Quang có gần 100 ha nghệ bị chết 60-70%, thiệt hại rất nặng bởi cùng một hiện tượng nhổ lên thối rễ, phần nghi do bệnh, phần nghi cho nước thải lấy từ chính đoạn kênh thủy nông chảy qua xã dài khoảng 1,5km này.

Những dòng "suối" hóa chất chảy ồ ạt xuống kênh mương.
Ngoài ra khai thác nước ngầm quá mức còn có thể gây ra tình sụt lún, ngập úng. Những chiếc giếng khoan không còn sử dụng nhưng chưa được trám lấp đúng quy trình sẽ là đường dẫn chất thải làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

Đó là đối với những cây trồng thông thường còn cây trồng giá trị cao như cây ăn quả hay thủy sản thì người dân buộc phải khoan giếng để lấy nước tưới, nước nuôi. Hàng trăm lỗ khoan chi chít chọc xuống nát cả cánh đồng.

Mới đây, huyện Gia Lâm đã quy hoạch đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh giai đoạn 2019-2020, hỗ trợ thay thế nước tưới cho cây trồng bằng nước giếng khoan.

Theo đó tới nay đã phê duyệt cho khoan 318 giếng với tổng giá trị 1.272 triệu đồng.

Trong khi việc hỗ trợ này đang được xúc tiến thì một số người dân nghi ngại tính hợp lý của nó khi những ai sản xuất hầu hết đã phải tự khoan giếng.

Giờ giếng hỗ trợ về lý thuyết to hơn, sâu hơn nhưng lại xa nơi sản xuất hơn, kéo đường ống, kéo đường điện ra để bơm rất khó.

10-58-22_nh_14
Nước thải đổ thẳng xuống kênh.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức quê ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, TP Hà Nội, nơi từng có một thời hoàng kim của nghề thêu.