| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn quyết liệt các giải pháp đưa nước sạch về nông thôn

Thứ Năm 03/06/2021 , 10:12 (GMT+7)

Năm 2019, tỷ lệ người dân vùng nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh tại huyện Tràng Định đạt 77%, thấp nhất so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) là xã có tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt thấp (69,3%). Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), UBND huyện Tràng Định đã chỉ đạo tập trung cải tạo, sửa chữa các công trình cấp nước tại xã.

Theo đó, trong năm 2019, xã đã được đầu tư 2 công trình với tổng số vốn hơn 4 tỷ đồng. Đến nay, các công trình đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng, cấp nước cho trụ sở UBND xã, trường THCS xã, trạm y tế xã và hơn 1.000 người dân trên địa bàn.

Ông Hoàng Văn Hiệt, thôn Thâm Luông, xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định cho biết: Trước đây, muốn có nước sinh hoạt phải đi gần 1km đường đồi. Từ khi nhà nước đầu tư công trình, nước chảy về tận nhà, nguồn nước ổn định, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe cả nhà. Dân thôn chúng tôi ai cũng phấn khởi và luôn nhắc nhở nhau bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước để sử dụng lâu dài.

Số người dân được sử dụng nước sạch ở huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã tăng từ 77 - 80% chỉ trong vòng 1 năm nhờ các giải pháp đưa nước sạch về vùng nông thôn.

Số người dân được sử dụng nước sạch ở huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã tăng từ 77 - 80% chỉ trong vòng 1 năm nhờ các giải pháp đưa nước sạch về vùng nông thôn.

Ngoài Hùng Sơn, từ năm 2018 đến nay, các cấp chính quyền huyện Tràng Định cũng đã quan tâm tu sửa, cải tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các xã vùng cao như: Cao Minh, Đề Thám, Hùng Việt.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình cấp nước, huyện Tràng Định còn hỗ trợ các gia đình vay vốn xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ. Tính đến nay, trên 1.703 hộ đang tự sử dụng các công trình nước sạch phục vụ cho gia đình, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.  

Đơn cử, như tại thôn Nà Pài, xã Đề Thám (Tràng Định) có hơn 60 hộ dân sử dụng nước sinh hoạt từ công trình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình. Bà Đàm Thị Lóng, người dân trong thôn cho biết: Năm 2019, khi công trình cấp nước bị hỏng, chúng tôi không trông chờ, ỷ lại, đợi nhà nước tu sửa mà thay vào đó, mỗi nhóm gia đình từ 5 đến 6 hộ đã tự mua đường ống để dẫn nước về nhà. Chúng tôi thường xuyên thay nhau kiểm tra nguồn nước và hệ thống đường dẫn để đảm bảo việc cấp nước duy trì ổn định, lâu dài.

Như vậy, cùng với các công trình cấp nước tập trung, các công trình cấp nước nhỏ lẻ như: giếng khoan, hệ thống dẫn nước tự chảy quy mô hộ gia đình, nhóm hộ gia đình đang phát huy hiệu quả, cung cấp nước sinh hoạt cho gần 50% dân cư nông thôn trên địa bàn huyện.

Ông Từ Trọng Hiếu, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tràng Định cho biết: Trong năm 2020, huyện phấn đấu nâng tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh lên 80%. Để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh, thời gian tới, phòng sẽ tham mưu cải tạo, sửa chữa một số công trình cấp nước quan trọng, thay đổi mô hình quản lý để nâng cao hiệu quả, kéo dài “tuổi thọ” các công trình.

Để đảm bảo nguồn nước sạch đến toàn bộ người dân khu vực nông thôn trong tỉnh Lạng Sơn. Trong năm 2020, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT tỉnh Lạng Sơn đã bàn giao đưa vào sử dụng 1 công trình cấp nước cộng đồng dân cư; 10 công trình tạm bàn giao sử dụng và đang tổ chức thi công, lắp đặt 12 công trình. Số đấu nối cấp nước đạt 4.812 đấu nối; bàn giao và đưa vào sử dụng 29 công trình cấp nước và vệ sinh trường học.

Thời điểm này, tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục xây dựng các công trình cung cấp nước sạch về vùng nông thôn.

Thời điểm này, tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục xây dựng các công trình cung cấp nước sạch về vùng nông thôn.

Đồng thời, xây mới, cải tạo 1.371/3.650 nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh; triển khai thi công 33 công trình cấp nước và vệ sinh trạm y tế; 8/13 xã đạt vệ sinh toàn xã. Lên kết hoạch phối hợp, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ tham gia thực hiện chương trình.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, ông Lương Trọng Quỳnh cho hay: Việc đưa nước sạch nông thôn có ý nghĩa lớn, đảm bảo vấn đề vệ sinh, sử dụng nước sạch đối với người dân vùng nông thôn và các trường học, trạm y tế trên địa bàn tỉnh.

"Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả chương trình, các sở, ban, ngành liên quan cần chủ động phối hợp, hướng dẫn và chủ động phối hợp với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh và mối liên quan giữa cấp nước - vệ sinh với sức khoẻ và sự phát triển xã hội", ông Quỳnh nói thêm.

Lạng Sơn đang từng bước giải quyết các vướng mắc liên quan đến thực hiện và triển khai công tác đưa nước sách về vùng nông thôn thông qua công tác giải ngân nguồn vốn; sự phối hợp thực hiện chương trình giữa các cấp, ngành và tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thanh Trì sáng tạo lan tỏa các sản phẩm OCOP

Thời gian vừa qua huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đã có nhiều cách làm sáng tạo để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP.