| Hotline: 0983.970.780

Làng thuê đất canh tác

Thứ Năm 28/02/2019 , 14:35 (GMT+7)

Chỉ sau 3-5 năm thuê ruộng canh tác, hầu hết các hộ đều trở lên khá giả, nhiều gia đình còn mua cả xe hơi...

Trong khi nhiều nông dân bỏ hoang ruộng, vì gieo cấy không hiệu quả so với đi làm các dịch vụ lao động khác, thì các nhà nông ở thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, Hưng Yên lại luôn ở trong tình trạng thiếu đất canh tác.

10-06-29_trong_buoi_cnh_tren_chn_ruong_thue
Trồng cây ăn quả trên chân ruộng thuê

Không phải họ bị nhà nước thu hồi ruộng dùng cho mục đích khác. Đơn giản chỉ là do họ luôn dám nghĩ, dám làm, biết làm giàu từ những mảnh ruộng mà người khác đang sản xuất thua lỗ. Nên chỉ với vài ba sào ruộng khoán cho mỗi hộ, sẽ không đủ cho khát vọng trở thành tỷ phú của họ.

Đó chính là lý do thúc đẩy nhiều hộ nông dân thôn Phi Liệt tỏa đi khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh, thuê ruộng để mở rộng diện tích thâm canh cây trồng, gia tăng thu nhập.

Ông Vũ Văn Dũng, Trưởng thôn Phi Liệt cho biết: Tính đến hết năm 2018, toàn thôn có khoảng 200 hộ dân đang thuê ruộng canh tác ở ngoại tỉnh (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội). Trung bình mỗi hộ dân thuê từ 1 - 2ha ruộng. Một số hộ thuê tới 7ha đất canh tác. Giá thuê dao động ở mức 25 - 31 triệu đồng/ha/năm, tùy khu vực. Phần lớn các chân ruộng sau thuê đều được chuyển sang trồng cây ăn quả (hồng xiêm, ổi, chuối, mít, cam, bưởi) và các cây cảnh có múi. Có hộ còn mạnh dạn thuê cả đầm hồ, ruộng trũng, để cải tạo lại thành ao nuôi cá.

Đáng chú ý, mặc dù phải đi thuê ruộng canh tác, nhưng đa số các hộ gia đình này vẫn đảm bảo thâm canh cao trên các chân ruộng khoán ở quê nhà, theo phương châm “lấy miền xuôi nuôi miền ngược” – dùng thu nhập ruộng nhà đầu tư cho sản xuất ruộng xa. Vừa đỡ phải vay mượn vốn cho mở rộng diện tích canh tác. Vừa tạo được nguồn thu nhập gia tăng bền vững.

Sở dĩ những người đi thuê ruộng vẫn đảm bảo thâm canh được trên những cánh đồng lớn xa nhà hàng chục, thậm chí hàng trăm cây số, là do phần lớn các công đoạn sản xuất (làm đất, tưới tiêu, bón phân, phòng trừ sâu bệnh) đều được cơ giới hoá hoặc tự động hoá.

Mặt khác, do có bề dày kinh nghiệm thâm canh cây ăn quả, nên các hộ đi thuê ruộng, chỉ cần nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây, là biết phải bón loại phân gì, liều lượng bao nhiêu, phun phòng đối tượng sâu bệnh gì, để cây trồng phát triển cân đối, sai hoa, nhiều quả, không bị dịch hại nặng, dù chỉ là cục bộ.

Nhờ vậy, chỉ sau thời gian 3 - 5 năm đi thuê ruộng canh tác, hầu hết các hộ này đều trở lên khá giả. Hộ ông Nguyễn Văn Tiến là một trong những số đó. Nhờ thuê được hơn 2ha đất canh tác ở xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) để trồng cây ăn trái, mỗi năm ông đã mang về cho gia đình 500 – 600 triệu đồng.

10-06-29_ruong_trong_hong_xiem_xoi_tren
Ảnh: P.N

“Thật ra, phong trào thuê đất canh tác đã manh nha ở Phi Liệt từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên thời gian đó, việc thuê nhượng ruộng canh tác còn gặp khá nhiều khó khăn. Nhiều hộ mới chỉ dừng lại thuê ruộng ở trong nội bộ làng quê. Sau khi hiệu quả đạt được rõ nét, Nhà nước nới rộng hạn điền, khuyến khích mở rộng mô hình liên kết sản xuất, đã tạo động lực kích hoạt các nhà nông vươn ra ngoại tỉnh ngoài thuê mượn ruộng canh tác.

Ngoài ra, thôn Phi Liệt còn được coi là cơ sở đầu tiên, đưa cây quất cảnh từ phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) về trồng thành công ở tỉnh Hưng Yên. Trải qua gần 30 năm không ngừng canh tác sáng tạo, quất cảnh Phi Liệt đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong cả nước. Đóng vai trò làm hạt nhân lan tỏa phong trào trồng cây cảnh có múi ra khắp các địa phương.

"Nhờ đua nhau thuê ruộng canh tác làm giàu, thôn Phi Liệt hiện nay đã không còn các tệ nạn xã hội, giá trị thu nhập bình quân/ha canh tác đạt 437 triệu đồng/năm (đã trừ các chi phí vật tư). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới chỉ còn 1,8%. Hầu hết các nhà dân đều được xây cao tầng kiên cố”, ông Dũng cho biết thêm.

"Phong trào thuê ruộng canh tác không còn bó hẹp ở riêng thôn Phi Liệt nữa, mà đã lan rộng ra khắp trong và huyện Văn Giang. Riêng địa bàn xã đã có gần 250 hộ dân đi ra ngoài huyện, ngoài tỉnh, thuê ruộng sản xuất", ông Lý Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa cho hay.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm