| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai: Mở rộng gần 100ha cây dược liệu năm 2022

Thứ Năm 16/06/2022 , 17:30 (GMT+7)

Năm 2022, người dân các địa phương tại Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Thị xã Sa Pa sẽ mở rộng thêm gần 100ha cây dược liệu.

Hết năm 2021, diện tích cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai đạt 3.584ha. Sản lượng đạt 18.200 tấn tươi. Giá trị thu nhập bình quân đạt từ 120 - 150 triệu đồng/ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Thị xã Sa Pa. Diện tích cây dược liệu đạt chứng nhận GACP đạt hơn 140ha trên 11 loại cây dược liệu. Đến nay, một số địa phương tại Lào Cai đã đẩy mạnh phát triển nhóm cây dược liệu chiết suất tinh dầu (chùa dù, thuốc tắm người Dao...), phát triển gắn với du lịch để nâng cao giá trị.

Bà con xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) thu hoạch cây dược liệu cuối năm 2021. Ảnh: Lưu Hòa.

Bà con xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) thu hoạch cây dược liệu cuối năm 2021. Ảnh: Lưu Hòa.

Cây dược liệu là một trong những cây hàng hóa chủ lực theo Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo kế hoạch phát triển, trong năm 2022, người dân các địa phương tại Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Thị xã Sa Pa sẽ mở rộng thêm gần 100ha cây dược liệu. Trong đó tập trung trồng các loại dược liệu như cây xuyên khung, cát cánh, actiso, đương quy... Cụ thể thời vụ trồng như sau:

- Cây xuyên khung: Thời vụ trồng thích hợp từ tháng 1 đến tháng 2. Hom giống được lấy từ cây mẹ cao từ 1m trở lên, chiều dài hom trên 3cm, có ít nhất 1 mắt, không sâu bệnh, dập nát.

- Cây cát cánh: Gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 12, trồng từ tháng 1 đến tháng 2 năm sau. Cây giống được nhân giống theo phương pháp gieo bằng hạt trong bầu có đáy.

- Cây atiso: Gieo hạt từ tháng 7 đến tháng 9, thời vụ trồng từ tháng 9 đến tháng 11. Cây giống được nhân giống theo phương pháp gieo bằng hạt trong bầu có đáy.

- Cây đương quy: Gieo hạt và trồng từ tháng 10 đến tháng 12. Có thể trồng bằng gieo hạt thẳng, hoặc nhân giống theo phương pháp gieo bằng hạt trong bầu có đáy.

Lưu ý một số loài sinh vật gây hại chính trên cây dược liệu: Trên cây Atiso, rầy mềm gây hại mạnh khi thời tiết nắng nóng, ẩm độ thấp; bệnh sương mai phát sinh gây hại mạnh khi nhiệt độ môi trường thấp kết hợp ẩm độ cao; ngoài ra bệnh thối thân, đốm lá, sâu xanh… hại nhẹ.

Trên cây đương quy, giai đoạn cây non thường xuất hiện bệnh lở cổ rễ, sâu xám, dễ gây hại; giai đoạn cây trưởng thành nhện đỏ phát sinh gây hại khi thời tiết khô hạn, sâu xanh, sâu xám, rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá… hại nhẹ. Trên cây cát cánh, sâu khoang, sâu xám, rệp… hại rải rác.

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất