| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng nông nghiệp Bắc Hà

Thứ Sáu 15/04/2022 , 08:35 (GMT+7)

LÀO CAI So với những địa phương khác của Lào Cai, huyện Bắc Hà những năm qua đã có bước tiến dài trong triển khai tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Những năm qua, các mặt hàng nông sản chủ lực phục vụ xuất khẩu của huyện Bắc Hà (Lào Cai) vẫn duy trì ổn định và tăng cao về sản lượng. So với các huyện trong tỉnh, tình hình tiêu thụ nông sản tại huyện Bắc Hà trong năm 2021 có phần nổi bật hơn.

Đơn cử như với cây chè, năm 2021 trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19, giá thu mua chè búp tươi vẫn tăng từ 15.000 đồng/kg lên 17 - 18.000 đồng/kg, cá biệt có những loại được thu mua với giá rất cao, lên tới 300.000 đồng/kg để chế biến chè đặc sản.

Bà con Tả Văn Chư (Bắc Hà) rửa sạch sản phẩm củ dược liệu Cát Cánh trước khi cung ứng cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện. Ảnh: Khuất Linh.

Bà con Tả Văn Chư (Bắc Hà) rửa sạch sản phẩm củ dược liệu Cát Cánh trước khi cung ứng cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện. Ảnh: Khuất Linh.

Với cây quế, các doanh nghiệp thu mua vẫn chế biến, xuất khẩu với hoạt động bao tiêu sản phẩm được thực hiện ổn định. Tổng hợp tất cả các nguồn thu từ bán các sản phẩm quế như giống quế, vỏ quế, hạt, lá quế… vẫn mang về cho huyện doanh thu trên 300 tỷ đồng mỗi năm, do vậy đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các xã vùng trung và hạ huyện.

Sản phẩm chè shan hữu cơ Bản Liền vẫn sản xuất, tiêu thụ khá thuận lợi, tạo thêm thu nhập và nhiều việc làm cho bà con người Tày địa phương.

Với các xã vùng thượng huyện Bắc Hà, bà con vẫn tiếp tục chăm sóc, sản xuất một số cây trồng chủ lực có lợi thế so sánh, đơn cử như cây ăn quả ôn đới và cây dược liệu… Niên vụ thu hoạch 2021 - 2022, việc tiêu thụ dược liệu tưởng chừng là bài toán khó với nông dân Bắc Hà do các nhà máy dược trong nước hoạt động cầm chừng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng nỗi lo đó đã cơ bản được tháo gỡ.

Nông dân Bắc Hà được đánh giá thích ứng khá nhanh với định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Ảnh: Khuất Linh.

Nông dân Bắc Hà được đánh giá thích ứng khá nhanh với định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Ảnh: Khuất Linh.

Với tổng diện tích 107ha, sản lượng cây dược liệu qua sơ chế năm 2021 ước đạt 107 tấn khô, được các công ty dược trong nước hợp đồng thu mua trên 73 tấn. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bắc Hà thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp để liên kết tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu, đảm bảo tiêu thụ hết 100% các sản phẩm từ cây dược liệu cho nông dân.

Bắc Hà cũng được đánh giá là địa phương triển vọng trong công tác phát triển dược liệu bởi mức độ vào cuộc của nông dân các xã rất tốt, nhất là tại xã vùng cao Tả Văn Chư, bà con đã hoàn toàn tự chủ được nhiều khâu từ sản xuất, chăm sóc, chế biến sản phẩm đến việc tự chủ hoàn toàn về nguồn giống tốt phục vụ cho vụ sản xuất. Đây được xem là yếu tố quan trọng, tiên quyết cho công tác phát triển dược liệu bền vững trên cao nguyên Bắc Hà giai đoạn 2021 - 2025.

Xem thêm
Thành lập hợp tác xã để nâng tầm giá trị cầy vòi hương

QUẢNG NAM Từ một hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi cầy hương đã lan rộng ra toàn xã với hàng trăm hộ nhờ giá trị kinh tế cao mà loài vật này mang lại.

Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.