| Hotline: 0983.970.780

Lấy di tích nuôi di tích: Bao giờ khả thi?

Thứ Sáu 17/06/2011 , 10:52 (GMT+7)

Huyện Gia Lâm (Hà Nội) đang thực hiện dự án “Giữ gìn, khai thác tiềm năng di sản văn hóa một số di tích huyện Gia Lâm” theo phương thức lấy di tích nuôi di tích.

Huyện Gia Lâm (Hà Nội) đang phối hợp với Liên hiệp khoa học Bảo tồn phát triển văn hóa Việt Nam - Đông Nam Á thực hiện dự án “Giữ gìn, khai thác tiềm năng di sản văn hóa một số di tích huyện Gia Lâm” theo phương thức lấy di tích nuôi di tích.

Dự án hay...

Sở dĩ, Liên hiệp khoa học Bảo tồn phát triển văn hóa Việt Nam - Đông Nam Á thí điểm thực hiện dự án trên địa bàn huyện Gia Lâm bởi đây là vùng giao thoa văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc, đậm đặc hệ thống di tích lịch sử có giá trị và kho tàng ẩm thực vô cùng phong phú. Đó là hệ thống di tích thờ Thánh Gióng ở xã Phù Đổng gắn với hội Gióng đã được UNESCO vinh danh; là làng Bát Tràng với nghề thủ công nổi tiếng cùng hệ thống di tích đình, chùa, văn chỉ...

Đáng buồn là hệ thống di tích này đã được Nhà nước và nhân dân đầu tư hàng chục tỷ đồng để trùng tu nhưng nơi thì không giữ được nguyên trạng, nơi thì đìu hiu khách tham quan. Trước thực trạng này, dự án sẽ đầu tư 30,23 tỷ đồng để quy hoạch, trùng tu một số hạng mục của 8 di tích trên địa bàn huyện là: Đình và Văn chỉ Bát Tràng; chùa Đào Xuyên (xã Đa Tốn); đình, đền, chùa Kiêu Kỵ; chùa Bà Tấm; đình, đền, chùa Phú Thị; đền, chùa Phù Đổng; chùa Nành (xã Ninh Hiệp) và chùa Lệ Mật, phường Việt Hưng (Long Biên). Hiện, các di tích đang được lấy ý kiến các nhà khoa học, các cơ quan quản lý để thực hiện việc trùng tu, tôn tạo.

Sau khi trùng tu, các di tích sẽ được đưa lên bản đồ du lịch huyện Gia Lâm với tour Bát Tràng - Đa Tốn - Kiêu Kỵ - Dương Xá - Phú Thị - Ninh Hiệp - Việt Hưng hoặc ngược lại. Trong tour du lịch hấp dẫn này sẽ có nhiều điểm dừng chân đầy thú vị về văn hóa, ẩm thực như nhà hàng chả cá Đa Tốn với các món lươn, tôm, cua, ốc... do nghệ nhân chả cá Lã Vọng đảm nhiệm, nhà hàng sữa tươi, bò nướng Phù Đổng, nhà hàng đặc sản rắn Lệ Mật…

Theo đánh giá của ông Nghiêm Vĩnh Hải, Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học Bảo tồn phát triển văn hóa Việt Nam- Đông Nam Á thì việc đưa các di tích lên bản đồ du lịch sẽ “làm cho mọi người thấy được phần nào giá trị đích thực của di sản văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng, Hà Nội nói chung".

Cũng theo ông Hải thì khai thác giá trị của 8 di tích trên bằng cách trồng hoa, cây cảnh, bán vé tham quan, vận chuyển, bán hàng lưu niệm sẽ thu về được khoảng 22 tỷ đồng/năm. Như vậy, chỉ mất chưa đầy 2 năm, tiền đầu tư sẽ được thu hồi lại…

...nhưng phải cẩn trọng

Nói về dự án táo bạo này, ông Nghiêm Vĩnh Hải cho biết: Chúng tôi sẽ gặp không ít khó khăn khi triển khai do nhận thức về bảo tồn, phát huy giá trị về di sản văn hóa của một số người dân vẫn còn hạn chế; do nhiều di tích đã bị phá vỡ kiến trúc tạo nên cảnh quan hỗn tạp, rất khó chỉnh trang. Ngoài ra, việc marketing di sản văn hóa Việt Nam chưa được áp dụng thật sự khoa học, bài bản nên chưa phát huy được hiệu quả, vì thế chúng tôi tin tưởng rằng nếu làm tốt công tác marketing, các di tích sẽ phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Qua đó có thể thấy rằng đây là dự án hay, nếu triển khai đúng hướng di tích không những được bảo vệ, phát huy, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, tiềm năng du lịch của thủ đô tới bạn bè trong nước, quốc tế. Nhưng nếu triển khai không đúng hướng hoặc ít hiệu quả, các đơn vị đầu tư tìm mọi cách để thu lãi từ di tích sẽ dẫn đến tình trạng kinh doanh di tích. Trường hợp Lầu Tứ Phương Vô Sự nằm trên Bắc Khuyết đài, ngay cổng sau Hoàng thành Huế bị biến thành quán cà phê đang bị dư luận lên án gay gắt là một ví dụ điển hình. 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm