| Hotline: 0983.970.780

Lê Liêm, vị tướng có tầm nhìn văn hóa

Thứ Bảy 30/03/2019 , 07:10 (GMT+7)

Lê Liêm tên khai sinh là Trịnh Đình Huấn sinh tại làng Tía, xã Tử Dương, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc thành phố Hà Nội).

09-10-34_le_liem_vng_1950
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm (1950) – Tư liệu KMS

Trong bộ Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang tên “Đường tới Điện Biên Phủ” và “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử”, ông Lê Liêm luôn xuất hiện bên cạnh Tổng tư lệnh với vai trò của một cán bộ chính trị, một bộ tướng tiên phong, tin cậy tại các chiến dịch lớn từ Biên giới đến chiến thắng đỉnh cao Điện Biên Phủ (7/5/1954).
 

Tuổi trẻ sôi động

Lê Liêm tên khai sinh là Trịnh Đình Huấn sinh tại làng Tía, xã Tử Dương, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tốt nghiệp bậc Tiểu học, Lê Liêm được gia đình cho lên Hà Nội học bậc Trung học trường tư thục Thăng Long - ngôi trường có những giáo sư nổi tiếng, học giỏi dạy hay, có bằng cấp cao như: Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Bá Húc - Tiến sĩ Toán học, thầy Hoàng Minh Giám, thầy Phan Thanh dạy văn, thầy Võ Nguyên Giáp dạy sử…

Là một thanh niên hoạt bát năng nổ, dễ hoà mình với bạn bè, Lê Liêm kết bạn với nhiều bạn học trong trường như Kiều Xuân Tu (bí danh Trần Lâm) nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Nguyễn Dương Quang (GS.TS Y khoa, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức), Nguyễn Văn Ngọc (Đổng lý Văn phòng Bộ Công thương)…

Trong phong trào đấu tranh của Mặt trận Bình dân 1936 -1939, Lê Liêm là một trong những đoàn viên Đoàn thanh niên Dân chủ hoạt động hăng hái. Đầu năm 1940, đi thoát ly hoạt động chuyên nghiệp cho Đảng, ông được chỉ định tham gia Ban lãnh đạo Đảng bộ thành phố Hải Phòng gồm 3 người. Hai người kia là Văn Tư (tức Hoàng Văn Nọn, người Cao Bằng, đại biểu đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản - 1935), Vũ Đức Huề (tức Trần Quang Huy - sau làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng). Tổ công tác bị địch phát hiện, cả ba người đều bị bắt. Lê Liêm lĩnh án tù Sơn La.

Trong nhà tù Sơn La, Lê Liêm đã tích cực tham gia các cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống. Nhà tù ra tờ báo Suối Reo có nhiệm vụ kịp thời thông báo tin tức về địch và ta trong lao tù, trao đổi kinh nghiệm đấu tranh với địch. Đồng thời Suối Reo cũng là tờ báo hướng dẫn học tập lý lụân chủ nghĩa Mác Lê nin. Đồng chí Trần Huy Liệu làm chủ bút, ngoài ra còn có một số cán bộ trẻ có trình độ văn hoá như Lê Liêm, Lưu Đức Hiểu, Đỗ Nhuận đã tích cực tham gia viết bài.

Sau cách mạng tháng Tám, Lê Liêm được cử làm Bí thư khu uỷ khu II gồm các tỉnh Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây. Không lâu sau đó, ông lại được cử làm Bí thư Liên khu uỷ khu I kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Liên khu thay cho đồng chí Bùi Quang Tạo đi nhận nhiệm vụ khác.
 

Tướng tiên phong về tư tưởng, chính trị

Nhận xét về ông Lê Liêm, ông Trần Lâm cho biết đó là một người năng nổ, xông xáo hoạt động. Ở chiến dịch nào cũng vậy, ngay từ ngày đầu, ông có mặt ở các đơn vị từ tiểu đội, trung đội trở lên, thăm dò ý kiến, động viên tinh thần chiến đấu, khắc phục khó khăn, quyết tâm tiêu diệt địch, giành thắng lợi hoàn toàn.

Không chịu ngồi yên, đơn vị nào gặp khó khăn gì ông cũng đến tận nơi để trao đổi, bàn bạc với các chiến sĩ, các cấp chỉ huy để cùng tìm ra biện pháp giải quyết hữu hiệu nhất. Phong cách công tác này của ông trong quân đội được anh em yêu mến gọi là “tướng tiên phong” về mặt công tác tư tưởng, chính trị.

Năm 1960, Lê Liêm được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III và sau đó ông chuyển công tác sang Bộ Giáo dục. Đến năm 1968, ông được chuyển về Văn phòng Phủ Thủ tướng làm Chủ nhiệm Ban Văn giáo cho đến khi nghỉ hưu năm 1973. Ông mất ngày 3/9/1985.

Tại chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Lê Liêm là Chủ nhiệm Chính trị chiến dịch. Sau khi thay đổi phương châm tác chiến, các đơn vị bắt đầu phải đào hào. Điều ấy làm cho tư tưởng của bộ đội không thông. Một cuộc đấu tranh tư tưởng rất lớn diễn ra trong chiến dịch. Công tác chính trị ở Điện Biên gặp khó khăn. Hệ thống chính ủy, chính trị viên rất vất vả trong việc bảo đảm tinh thần binh sĩ.

Cựu chiến binh Đỗ Ca Sơn, người lính của Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, đơn vị đánh đồi A1 nhớ lại: “Tôi và những chiến sĩ Điện Biên ghi nhớ công lao của cả ban tham mưu, hệ thống cung cấp hậu cần và hệ thống chính trị.

Đặc biệt, trên mặt trận chính trị, chúng tôi ghi nhớ công lao đóng góp xuất sắc của Chủ nhiệm Chính trị mặt trận Điện Biên Phủ: anh Lê Liêm”.

Hiểu rất rõ tâm tư, nguyện vọng của chiến sĩ ngoài mặt trận, ông Lê Liêm đã thảo một bức thư, để Tổng tư lệnh gửi ra mặt trận cho binh sĩ. Không phải ra mệnh lệnh cho anh em phải đào giao thông hào, bức thư mang nội dung nhắn nhủ, khuyên bảo của người anh cả đối với các em đang cùng nhau chiến đấu chung chiến hào: “Tôi kêu gọi các đồng chí, hãy nghe tôi, chúng ta phải đào giao thông hào để bảo đảm chiến thắng...”.

09-10-34_le_liem_-_dng_kim_ging_-_hvt_-_vng_1954
Bộ Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), ông Lê Liêm ngồi thứ 2 (từ trái sang phải) – Tư liệu KMS
Sau Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, Lê Liêm làm Cục trưởng Cục Dân quân - Bộ Quốc phòng. Ít lâu sau, có quyết định cử ông kiêm Cục trưởng Cục Chính trị thay Thiếu tướng Văn Tiến Dũng về làm Chính uỷ Quân khu II. Khi Tổng cục Chính trị được thành lập, đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm, Lê Liêm làm Phó chủ nhiệm.
Ngày 16/10/1950, hai tờ báo Vệ quốc quân và Du kích quân sát nhập với nhau ra một tờ báo chung là Quân đội Nhân dân, Lê Liêm được cử làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút.

Lá thư như lời tâm tình ấy đã làm dịu đi cái nóng sục sôi trong bụng người lính. Ông Đỗ Ca Sơn nhớ lại, đọc xong những lời tâm tình ấy, những người lính vui vẻ làm tiếp nhiệm vụ.
 

Đam mê văn hóa nghệ thuật

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Lê Liêm được được cử sang Bộ Văn hoá công tác thay nhà thơ Tố Hữu.

Về mặt chính quyền, ông là Thứ trưởng thứ nhất, về mặt tổ chức Đảng là Bí thư Đảng đoàn nhưng ông đã hết sức kính trọng Bộ trưởng đồng thời là thầy dạy suốt 4 năm trung học - giáo sư Hoàng Minh Giám.

Theo lời ông Trần Lâm chia sẻ, hiếm có một cán bộ chính trị mê văn hoá, văn nghê, đam mê tranh và có thể ngồi trước piano chơi các bản nhạc cổ điển… như Thứ trưởng Bộ Văn hoá Lê Liêm.

Nhà văn Lưu Trọng Lư đã nói về ông như sau: “Ông Lê Liêm tuy là tướng Điện Biên Phủ nhưng rất có tầm nhìn văn hoá.

Chính ông đã giúp đỡ tích cực tôi và nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trong công việc xây dựng hình thành lên các đoàn văn công, các nhà hát, khu văn công Cầu Giấy và đặc biệt khu văn công lớn Mai Dịch.

Có thể nói hầu hết nền tảng của các nhà hát, các đoàn văn công và khu Mai Dịch có được quy mô lớn như ngày hôm nay chính là đã được thực hiện dưới thời lãnh đạo của ông tướng Điện Biên Phủ - Lê Liêm”.

 

* Bài viết sử dụng tư liệu trong hồi ký của ông Kiều Xuân Tu (bí danh Trần Lâm), nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ tư liệu Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương về ông Lê Liêm).

(Kiến thức gia đình số 13)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm