| Hotline: 0983.970.780

Lễ ra quân đánh bắt xa bờ đầu năm

Thứ Hai 18/02/2013 , 10:12 (GMT+7)

Ngày 12/2 (mùng 3 Tết Quý Tỵ 2013), tại cửa biển Sa Huỳnh, UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ hội ra quân nghề cá năm 2013...

Ngày 12/2 (mùng 3 Tết Quý Tỵ 2013), tại cửa biển Sa Huỳnh, UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ hội ra quân nghề cá năm 2013, hàng ngàn người dân địa phương và vùng lân cận nô nức kéo về cửa biển này để xem lễ.

Đây là lễ hội truyền thống của ngư dân xã Phổ Thạnh mang đậm nét văn hóa truyền thống của ngư dân địa phương. Lễ hội này đã tồn tại hàng trăm năm nay với mong ước một năm mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tàu thuyền đánh bắt được nhiều hải sản mang lại cơm no áo ấm, mọi gia đình ngư dân sung túc, giàu sang từ nghề cá.

Đến giờ tốt, ngư dân tập trung về Lăng Ông Nam Hải (cá voi) để hành lễ. Tại đây, nhiều tiết mục hát múa dân gian mô phỏng lại cách chèo thuyền của cha ông ngày trước, cùng với lời hát gọi tên các loài cá biển mà ngư dân đã đánh bắt được trong năm qua (cá chuồn, cá thu, cá sòng…), rồi đến hát Sắc Bùa.

Đại diện cho ngư dân làm các thủ tục dâng hương ông Nam Hải để xin phép cho tàu thuyền Sa Huỳnh được phép ra khơi. Sau phần nghi lễ ở lăng chính, mọi người cùng rước đèn đi đến Dinh bà Thiên Ya Na Viễn Ngọc Phi thượng đẳng thần - người trông coi cửa biển và Dinh bà Thủy - người quản lý biển để báo và xin phép cho ngư dân xuất bến hành nghề.

Sau đó, tàu của Vạn trưởng chạy ra cửa biển đầu tiên, rồi mới đến những chiếc khác. Chương trình văn nghệ mừng Xuân mới... tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho ngư dân địa phương dịp đầu Xuân.

Trong ngày lễ hội ra quân nghề cá năm nay, do cửa biển bị bồi lấp nặng nên chỉ có gần 40 chiếc tàu thuyền trên dưới 45 mã lực của ngư dân xã Phổ Thạnh lần lượt xuất bến ra khơi trong tiếng trống thúc giục giòn giã. Tàu cá QNg 48876-TS của ngư dân Phạm Sơn, thôn Thạch Bi 1 được chọn là tàu xuất sắc nhất trong năm 2012 của xã dẫn đầu đoàn tàu cá xuất bến tại cảng cá Sa Huỳnh trong lễ hội ra quân nghề cá.

Được biết, năm 2012, ngư dân xã Phổ Thạnh đã đánh bắt trên 37.200 tấn thủy sản các loại, đạt 102% kế hoạch, chiếm gần 30% sản lượng thủy sản toàn tỉnh, giải quyết việc làm ổn định trực tiếp cho hơn 7.000 lao động trực tiếp trên tàu cá. Đây là xã có số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản vùng biển xa lớn nhất tỉnh, chiếm hơn 30% tổng công suất tàu thuyền trong tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Nguyễn Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho biết, theo kế hoạch, năm 2013 xã Phổ Thạnh quyết tâm phấn đấu khai thác gần 39.000 tấn hải sản các loại, tiếp tục động viên ngư dân đầu tư đóng mới 6 tàu đánh cá, cải hoán 12 chiếc tàu công suất từ 250 đến 550 CV (mã lực), nâng tổng số tàu thuyền toàn xã lên 941 chiếc với tổng công suất gần 157.200 CV. Trong đó, tàu đánh bắt hải sản xa bờ có trên 650 chiếc, tổng công suất trên 125.000 CV...

Hàng trăm năm qua, cứ vào ngày mùng 3 Tết, người dân xã Phổ Thạnh và vùng lân cận lại nô nức kéo về cửa biển Sa Huỳnh để xem lễ xuất hành ra quân đánh bắt hải sản đầu năm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm