| Hotline: 0983.970.780

Lệ Thủy nỗ lực thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn

Thứ Hai 22/05/2017 , 07:49 (GMT+7)

 Lệ Thủy đã có 13/26 xã đạt tiêu chí giao thông, trong đó có 9 xã đã được công nhận xã NTM...

22-24-33_nhieu-tuyen-duong-lien-thon-o-le-thuy-duoc-be-tong-ho-dt-chun-
Nhiều tuyến đường liên thôn được bê tông hóa đạt chuẩn

Xác định giao thông là tiêu chí khó thực hiện, nhưng có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy để thực hiện các tiêu chí khác, qua hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bên cạnh việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi và phúc lợi xã hội; nhân dân các xã trong huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã huy động nội lực và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của trên để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông nông thôn.

Đến nay, toàn huyện đã xây mới, sửa chữa, nâng cấp hoặc cứng hóa được 420 km đường liên xã, liên thôn xóm và trục chính nội đồng; xây dựng 54 cầu, cống đạt chuẩn tạo điều kiện phục vụ sản xuất, đi lại cho người dân. Tổng nguồn vốn đầu tư cho các công trình hơn 550 tỷ đồng; trong đó các doanh nghiệp, HTX và nhân dân đóng góp hơn 155 tỷ đồng, trên 250.000 ngày công, tự nguyện hiến 718.000 m2 đất và hơn 12 km hàng rào các loại…

Hiện Lệ Thủy đã có 13/26 xã đạt tiêu chí giao thông, trong đó có 9 xã đã được công nhận xã NTM, 3 xã gồm Xuân Thủy, Cam Thủy và Sơn Thủy đang phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2017 này.

Xem thêm
Bình Thuận giải quyết thiếu nước sinh hoạt cho huyện đảo Phú Quý

Tỉnh Bình Thuận đã thống nhất giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt cho huyện đảo Phú Quý, trong đó cho đầu tư các hạng mục công trình, nâng cấp công suất nhà máy nước.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

2 sản phẩm sâm Ngọc Linh có tiềm năng đạt OCOP 5 sao

Theo đó, có hai sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao là rượu sâm Ngọc Linh K5 Premium và rượu Quốc Tửu K5 của Công ty cổ phần Vingin.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm