| Hotline: 0983.970.780

Lênh đênh trên biển nước Quảng Bình

Chủ Nhật 11/10/2020 , 13:39 (GMT+7)

Đến trưa ngày 11/10, nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Bình vẫn đang bị lũ lớn uy hiếp. Đã đến ngày thứ 4, gần 16.500 ngôi nhà bị lũ bao vây…

Trời vẫn còn mưa nên mực nước lũ trên các con sông Kiến Giang, Nhật Lệ, sông Son, sông Gianh… vẫn chưa giảm. Vùng “rốn lũ” Tân Hóa (huyện Minh Hóa), lũ vẫn đang còn “neo” lại ở mái nhà.

PV Báo NNVN vượt lũ vào vùng ngập nặng ở xã Tân Ninh (huyện Quảng Ninh). Ảnh: B. Châu

PV Báo NNVN vượt lũ vào vùng ngập nặng ở xã Tân Ninh (huyện Quảng Ninh). Ảnh: B. Châu

Nông nghiệp thiệt hại nặng

Huyện Lệ Thủy là nơi có nhà dân bị ngập nhiều nhất. Ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho hay, toàn huyện có hơn 9.000 nhà bị ngập sâu từ 1-3 m. “Vùng bị ngập nặng thuộc các xã Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, Phú Thủy, Mỹ Thủy, Hồng Thủy, thị trấn Kiến Giang.

Sản xuất nông nghiệp thiệt hại nặng. Toàn tỉnh có gần 1.200 ha rau màu bị ảnh hưởng nặng hoặc sẽ bị mất trắng do bị ngập nước. Trong đó, huyện Quảng Ninh có 640 ha, Lệ Thủy 235 ha…

Lũ lớn vẫn uy hiếp nhiều địa phương ở Quảng Bình. Ảnh: B. Châu

Lũ lớn vẫn uy hiếp nhiều địa phương ở Quảng Bình. Ảnh: B. Châu

Đoạn đường Quốc lộ 1A  đi qua xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh) như con đập nhỏ giữa mênh mông biển nước. Ông Nguyễn Huân (xã Gia Ninh), bơi thuyền ra kiểm tra ruộng hoa màu bị lũ ngâm đã mấy hôm nay. Tất cả đều còn chìm trong biển nước lũ ngầu đục. Chỉ còn vạt ruộng trồng khoai dong là ngọn còn nhô lên mặt nước. 

Ông Huân bảo: “Rau màu thì không thể vớt được vì bị ngâm qúa sâu. Còn vạt khoai dong thì còn non quá, củ còn nhỏ. Nếu lũ ngâm thêm thời gian nữa thì cũng hỏng vì khoai sẽ bị thối củ mất thôi. Cả làng, nhà mô cũng bị như vậy. Năm nay, lũ cũng lớn mà”.

Vùng trồng hoa màu huyện Quảng Ninh đang bị lũ ngập sâu. Ảnh: B. Châu

Vùng trồng hoa màu huyện Quảng Ninh đang bị lũ ngập sâu. Ảnh: B. Châu

Gần 900 ha nuôi trồng thủy sản (trên 700 ha nuôi cá truyền thống, 70 ha nuôi cá mặt nước lớn và gần 100 ha nuôi tôm) đã bị trôi hoặc mất sản lượng. Khoảng 90 lồng cá (chủ yếu ở huyện Quảng Ninh) bị thiệt hại.

Vùng hồ nuôi cá nước ngọt bấp bênh trước lũ. Ảnh: CTV

Vùng hồ nuôi cá nước ngọt bấp bênh trước lũ. Ảnh: CTV

Vùng nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá trắm cỏ) ở xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy), cũng bấp bênh trong lũ. Bà con nuôi cá vụ này để dành bán vào dịp Tết cổ truyền sắp đến. Cho dù, trước lũ về, nhà nào cũng mang lưới ra chắn bốn bề, cắm cọc lớn để nâng lưới. Nhưng lũ siết nên nhiều tấm lưới chắn đã bị rạp xuống. Cá còn hay mất chỉ đợi lũ rút mới biết được. Nông dân Nguyễn Văn Huy chỉ biết đứng nhìn ra vùng hồ mà hy vọng cá không bị lũ cuốn đi. “Vì nuôi cá bán tết nên phải để ở hồ. Năm nào cũng che chắn như vậy. Vì khi lũ lên thì không ai dám ra hồ kiểm tra  được. Chỉ biết bảo nhau che chắn cho thật chắc thôi”- ông Huy hi vọng.

Đến với vùng ngập lũ

Những ngày lũ lớn, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã thường xuyên về các vùng lũ để thăm hỏi, động viên bà con và kiểm tra công tác phòng chống lũ. Những vùng lũ bị ngập sâu, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan đã đến hỗ trợ kịp thời nước uống, mì tôm cho bà con.

Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình trao quà cho người dân vùng lũ Tân Hóa. Ảnh: N. Mai

Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình trao quà cho người dân vùng lũ Tân Hóa. Ảnh: N. Mai

Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình và đoàn công tác đã vượt lũ đến với xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa. 

“Rốn lũ” Tân Hóa có 560 nhà ngập sâu đến 3m, bị chia cắt hoàn toàn. Tuy nhiên, nhờ tinh thần chủ động và phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ”,“nhà phao bè” nên địa phương này đã hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do mưa lũ gây ra. 

Bí thư Tỉnh ủy lứu ý các địa phương có phương án hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện về nhu yếu phẩm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, sẵn sàng di dời dân đến nơi an toàn khi có yêu cầu.

Bà Phạm Thị Hân, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình, trao quà cho người dân vùng lũ Minh Hóa. Ảnh: N. Mai

Bà Phạm Thị Hân, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình, trao quà cho người dân vùng lũ Minh Hóa. Ảnh: N. Mai

Kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ và thăm hỏi, tặng quà cho ngườu dân tại các huyện Minh Hóa, Bó Trạch, Quảng Nin, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng nhắc nhở: “Song song với các hoạt động hỗ trợ, các địa phương, đơn vị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở, kiên quyết không để nhân dân vớt củi, đánh bắt cá hoặc lưu thông trong những thời điểm diễn ra mưa lũ để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân”.

Ngay trong những ngày mưa lũ, Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình đã có mặt kịp thời ở những nơi ngập nặng để hỗ trợ người dân.

Đại tá Bùi Quang Thanh, Phó Giám đốc Công an Quảng BÌnh trao quà cho người dân vùng ngập lụt Bố Trạch. Ảnh: Q. Văn.

Đại tá Bùi Quang Thanh, Phó Giám đốc Công an Quảng BÌnh trao quà cho người dân vùng ngập lụt Bố Trạch. Ảnh: Q. Văn.

Tại các xã Hiền Ninh, Tân Ninh, Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh) và Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy), đã được Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình đến chia sẻ, động viên.

Ông Nguyễn Văn Cầu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình cho hay: “Chúng tôi đã khẩn trương đưa đến cho bà con vùng chịu thiệt hại nặng trong đợt mưa lũ lần này để hợp sức động viên bà con vượt qua thiên tai lũ lụt”.

Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình hỗ trợ người dân vùng ngập lũ huyện Quảng Ninh. Ảnh: T. Hoa

Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình hỗ trợ người dân vùng ngập lũ huyện Quảng Ninh. Ảnh: T. Hoa

Tại các nơi đến, Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình đã cấp phát cho người dân  2.400 thùng bột lọc nước, gần 500 thùng mì tôm và hàng trăm vật dụng, nhu yếu phẩm khác. Bà Nguyễn Thị Bông (xã Hồng Thủy) nhận những gói quà cứu trợ đã xúc động: “Trong mưa lũ mà các anh chị đến với bà con thật là quý tấm lòng. Mong cho tất cả mọi nhà đều an lành trước mưa lũ”.

Hàng cứu trợ nhanh chóng được chuyển đến vùng đồng bào đang bị lũ uy hiếp. Ảnh: CTV

Hàng cứu trợ nhanh chóng được chuyển đến vùng đồng bào đang bị lũ uy hiếp. Ảnh: CTV

Lãnh đạo cá cơ quan như Ủy ban MTTQVN tỉnh, Công an Quảng Bình, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình…đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên và tựng quà cho người dân ở những vùng bị lũ uy hiếp nặng.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất