| Hotline: 0983.970.780

Liên tỉnh 'săn' châu chấu kiếm tiền triệu mỗi ngày

Thứ Ba 10/05/2022 , 10:48 (GMT+7)

Hà Tĩnh Vượt hơn 100km từ Quỳnh Lưu (Nghệ An) sang Hà Tĩnh “săn” châu chấu, bình quân mỗi ngày người dân kiếm được 800.000 đến 1 triệu, cao điểm có ngày thu gần 2 triệu đồng.

Nghề 'săn' cào cào (còn gọi là châu chấu) được phân theo hai mùa và hai loại đánh bắt. Từ tháng 1 đến tháng 4 Âm lịch bắt cào cào nhỏ, loại vừa mới được sinh sản, chưa mọc đủ cánh, bán cho người nuôi chim, thu nhập từ 800.000 đến 1 triệu đồng/ngày/người. Còn từ tháng 5 đến tháng 12 bắt cào cào trưởng thành, có cánh, bán ra Hà Nội với giá 200.000 đồng/kg. Mỗi ngày người dân có thể bắt được từ 5 đến 9kg, thu từ 1 đến 2 triệu đồng.

Nghề “săn” cào cào (còn gọi là châu chấu) được phân theo hai mùa và hai loại đánh bắt. Từ tháng 1 đến tháng 4 Âm lịch bắt cào cào nhỏ, loại vừa mới được sinh sản, chưa mọc đủ cánh, bán cho người nuôi chim, thu nhập từ 800.000 đến 1 triệu đồng/ngày/người. Còn từ tháng 5 đến tháng 12 bắt cào cào trưởng thành, có cánh, bán ra Hà Nội với giá 200.000 đồng/kg. Mỗi ngày người dân có thể bắt được từ 5 đến 9kg, thu từ 1 đến 2 triệu đồng.

Thời điểm này, một số diện tích lúa xuân sớm ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bắt đầu cho thu hoạch. Những ổ cào cào lớn xuất hiện ngày càng dày đặc, thu hút đội quân 'săn' cào cào từ Nghệ An vào đánh bắt.

Thời điểm này, một số diện tích lúa xuân sớm ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bắt đầu cho thu hoạch. Những ổ cào cào lớn xuất hiện ngày càng dày đặc, thu hút đội quân “săn” cào cào từ Nghệ An vào đánh bắt.

3h sáng, anh Hồ Văn Vượng, trú tại thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) chuẩn bị đồ nghề rồi chạy xe máy vượt gần 100km để vào huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bắt cào cào. Ngoài vợ chồng anh, còn có 10 người trong nhóm cùng đi, nhưng phân ra nhiều địa điểm như xã Xuân Trường, Xuân Hội (Nghi Xuân) để vợt bắt.

3h sáng, anh Hồ Văn Vượng, trú tại thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) chuẩn bị đồ nghề rồi chạy xe máy vượt gần 100km để vào huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bắt cào cào. Ngoài vợ chồng anh, còn có 10 người trong nhóm cùng đi, nhưng phân ra nhiều địa điểm như xã Xuân Trường, Xuân Hội (Nghi Xuân) để vợt bắt.

Gia đình anh Vượng làm nghề săn cào cào nhiều năm nay. Khu vực 'hành nghề' là 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Gia đình anh Vượng làm nghề săn cào cào nhiều năm nay. Khu vực “hành nghề” là 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Sau khi bắt loại cào cào nhỏ về, anh Vượng phân chia, đóng thành các túi nhỏ. Mỗi túi đựng 20 con, giá 5 ngàn đồng. Còn những con to hơn sẽ bán với giá rẻ hơn.

Sau khi bắt loại cào cào nhỏ về, anh Vượng phân chia, đóng thành các túi nhỏ. Mỗi túi đựng 20 con, giá 5 ngàn đồng. Còn những con to hơn sẽ bán với giá rẻ hơn.

'Những con chưa mọc cánh, thân còn đang màu xanh sẽ được chọn bán cho người nuôi chim với giá 20 con 5.000 đồng' anh Vượng chia sẻ.

“Những con chưa mọc cánh, thân còn đang màu xanh sẽ được chọn bán cho người nuôi chim với giá 20 con 5.000 đồng" anh Vượng chia sẻ.

Cào cào thường xuất hiện vào lúc sáng sớm nên người dân xuống đồng từ lúc trời còn nhá nhem. 

Cào cào thường xuất hiện vào lúc sáng sớm nên người dân xuống đồng từ lúc trời còn nhá nhem. 

'Đồ nghề' của bà con là vợt tự chế, sử dụng bằng tay có cần làm bằng tre nứa gắn với trụ quấn bằng ni lông dài khoảng 2m, rộng 50cm và một vài túi cước. 

“Đồ nghề” của bà con là vợt tự chế, sử dụng bằng tay có cần làm bằng tre nứa gắn với trụ quấn bằng ni lông dài khoảng 2m, rộng 50cm và một vài túi cước. 

Sau khi vợt xong, người dân đổ cào vào một chiếc túi lưới để đựng, sau đó phân lựa từng loại để bán cho người nuôi chim tại Hà Nội hoặc Đà Nẵng. Vì là loài có chất dinh dưỡng tốt cho chim nên được nhiều người tìm mua, làm ngày nào về bán hết ngày đó.

Sau khi vợt xong, người dân đổ cào vào một chiếc túi lưới để đựng, sau đó phân lựa từng loại để bán cho người nuôi chim tại Hà Nội hoặc Đà Nẵng. Vì là loài có chất dinh dưỡng tốt cho chim nên được nhiều người tìm mua, làm ngày nào về bán hết ngày đó.

Vừa buộc 'chiến lợi phẩm' lên xe máy, anh Thương, cũng ở thị xã Hoàng Mai chia sẻ, nghề này tuy vất vả nhưng giúp gia đình anh có thu nhập ổn định, những hôm trúng kiếm được hơn triệu đồng, hôm nào ít cũng được khoảng 700.000 đồng. Việc đánh bắt cào cào còn giúp bảo vệ mùa màng nên có thể coi là 'lợi đơn lợi kép'.

Vừa buộc “chiến lợi phẩm” lên xe máy, anh Thương, cũng ở thị xã Hoàng Mai chia sẻ, nghề này tuy vất vả nhưng giúp gia đình anh có thu nhập ổn định, những hôm trúng kiếm được hơn triệu đồng, hôm nào ít cũng được khoảng 700.000 đồng. Việc đánh bắt cào cào còn giúp bảo vệ mùa màng nên có thể coi là “lợi đơn lợi kép”.

Cào cào không chỉ xuất hiện nhiều trên các cánh đồng lúa đang thu hoạch mà con làm tổ tại các bãi đất trống ẩm ướt.

Cào cào không chỉ xuất hiện nhiều trên các cánh đồng lúa đang thu hoạch mà con làm tổ tại các bãi đất trống ẩm ướt.

Những con cào cào lọt vào lưới của người dân sau quá trình lội, vợt tại cánh đồng cỏ hoang.

Những con cào cào lọt vào lưới của người dân sau quá trình lội, vợt tại cánh đồng cỏ hoang.

Xem thêm
Sẽ đưa 100 cá thể sếu đầu đỏ về Tràm Chim

Cá tra Việt Nam chiếm ưu thế tại thị trường Ai Cập. Đồng Tháp dự kiến nuôi, thả 100 cá thể sếu trong 10 năm. Giá tiêu trong nước giảm nhẹ. Giá heo hơi tăng tại một số tỉnh phía Nam.

Tri thức và nông dân: Hợp tác, đổi mới hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tri thức hóa nông dân, thông qua việc nâng cao trình độ, nhận thức và bảo đảm quyền làm chủ của nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Lý Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và TS Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) sẽ cùng trao đổi về sự cần thiết xây dựng người nông dân chuyên nghiệp.

Hướng dẫn nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng kinh tế cao nhất

Thỏ New Zealand là giống nuôi tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, mắn đẻ. Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây hướng dẫn chi tiết cách nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Ứng dụng công nghệ đảm bảo an toàn cho cộng đồng trước thiên tai

Trước diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của tình hình mưa lũ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tăng cường ứng dụng công nghệ để chủ động cảnh báo sớm hướng đến xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai.