| Hotline: 0983.970.780

Biến châu chấu sa mạc thành thức ăn gia súc và phân hữu cơ

Chủ Nhật 28/02/2021 , 20:38 (GMT+7)

Kenya đang phải vật lộn với dịch hại châu chấu sa mạc tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng đó lại là cơ hội sinh lời cho công ty khởi nghiệp Bug Picture.

Hy vọng sẽ biến dịch hại thành lợi nhuận và mang lại "hy vọng cho những người vô vọng", những nông dân đang bị mất mùa và sinh kế bị đe dọa bởi châu chấu sa mạc.

Các nhà khoa học cho biết, những vùng biển ấm hơn đang tạo ra nhiều trận mưa hơn đã đánh thức những ổ trứng châu chấu sa mạc ngủ đông và những cơn lốc xoáy giúp phát tán bầy đàn côn trùng gây hại ngày càng di chuyển đi nhiều vùng hơn.

Công ty khởi nghiệp Bug Picture đã biến ý tưởng thành hiện thực sinh lời khi đang mở rộng mạng lưới thu mua châu chấu sa mạc với các cộng đồng dân cư ở ba vùng Laikipia, Isiolo và Samburu, thuộc miền trung Kenya.

Theo đó, châu chấu sa mạc sau khi được thu gom đã bị nghiền nhỏ, biến chúng thành nguồn thức ăn gia súc giàu protein và phân bón hữu cơ cung cấp cho các trang trại chăn nuôi và trồng trọt.

Laura Stanford, người sáng lập khởi nghiệp Bug Picture, cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng mở ra hy vọng trong một tình huống vô vọng và giúp những cộng đồng nông dân trong khu vực thay đổi quan điểm. Theo đó chúng tôi đang giúp họ biến loài côn trùng tàn phá mùa màng khủng khiếp này trở thành một ‘vụ thu hoạch sản vật mới theo mùa’ và có thể bán lấy tiền tươi ngay”.

Tại khu vực miền trung Kenya, hiện đang là mùa châu chấu sa mạc sinh sôi mạnh và chúng đang tàn phá mùa màng của nông dân và các thảm thực vật khác một cách khủng khiếp.

Hình ảnh từng đám mây châu chấu sa mạc bay rợp trời bỗng đổ bộ xuống các cánh đồng không còn xa lạ, nhưng ngặt một nỗi là chúng không thể tiêu diệt triệt để bằng thuốc trừ sâu do những canh đồng có diện tích từ 5 ha trở xuống ở rất gần các khu dân cư.

Bầy đàn châu chấu sa mạc có thể di chuyển lên tới 150 km mỗi ngày và có thể đạt số lượng từ 40-80 triệu con trên mỗi km vuông.

“Chúng phá hủy tất cả các loại cây trồng, chúng nhiều đến nỗi đôi khi bạn không thể phân biệt được đâu là cây trồng và đâu là châu chấu”, nông dân Joseph Mejia cho biết.

Kể từ khi được thuê bắt châu chấu sa mạc, công ty Bug Picture đã trả cho Mejia và những người hàng xóm của anh ta 50 shilling Kenya, tương đương 0,4566 USD cho mỗi kg côn trùng gây hại. Theo người dân địa phương, những con châu chấu sa mạc thường dễ bắt hơn vào ban đêm, khi họ bắt chúng bằng đèn trong khi chúng đang ngủ trên cây cối.

Albert Lemasulani, điều phối viên của công ty khởi nghiệp Bug Picture cho biết: “Cộng đồng dân cư đang thu gom châu chấu và bán lại cho công ty để lấy tiền. Côn trùng sau đó được nghiền nhỏ và sấy khô, sau đó được chế biến thành bột sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc làm phân bón hữu cơ.

 (Reuters)

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Thời cơ thuận lợi để phát triển cây ca cao

Sau nhiều thăng trầm, giảm mạnh diện tích, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và đang mang lại niềm vui cho nông dân nhờ giá tăng cao.