| Hotline: 0983.970.780

Liệu sức mà chơi Asiad

Thứ Hai 24/03/2014 , 10:10 (GMT+7)

Năm 2019 Việt Nam sẽ đăng cai Đại hội thể thao châu Á - ASIAD 18! Thật khó nói đây là tin vui hay tin buồn đối với thực tế nước ta hiện nay.

Lâu nay, trên bản đồ thế giới, Việt Nam chỉ được chú ý vì những yếu tố văn hóa phi vật thể, chứ chưa bao giờ được đánh giá cao về thể thao. Nếu có thành tích thể thao, thì chủ yếu vẫn ở bộ môn cờ vua. Năm 2003, Việt Nam từng tổ chức SEA Games với khuôn khổ nhỏ hơn một cách chật vật và lúng túng. Thành thật mà nói, ASIAD là sân chơi vẫn còn cao quá tầm với của chúng ta!

Tất nhiên, có rất nhiều lý do hay ho và tốt đẹp để chúng ta đón rước bạn bè châu Á đến xứ sở mình cùng tranh tài trong không khí hữu nghị ấm áp. Chỉ có điều, muốn có một giải thể thao tầm cỡ châu lục thì phải đầu tư rất tốn kém. Vấn đề đầu tiên là... tiền đâu? Câu hỏi này đã được đặt ra trước khi đại diện Việt Nam tham dự lễ bốc thăm quốc gia đứng mũi chịu sào ASIAD 18. Đáng tiếc, nhiều ý kiến phản biện lúc đó đã không được cân nhắc một cách nghiêm túc!

Tại phiên điều trần trước Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội vừa qua, các quan chức Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã không giấu được sự lúng túng khi đề cập đến chuyện kinh phí. Theo dự kiến, riêng kinh phí tổ chức đã lên đến 150 triệu USD. Bằng những con số chặt chẽ hơn, Bộ Tài chính khẳng định ngân sách nhà nước phải đảm bảo 5.475 tỷ đồng cho sự kiện này. Chỉ cần làm phép tính nhẩm đã thấy được một khoản tiền khổng lồ cần chi ra trong vài năm tới.

Thử nhìn lại bạn bè quốc tế từng đăng cai ASIAD gần đây: Qatar chi 2,8 tỷ USD, Hàn Quốc chi 1,62 tỷ USD, còn Trung Quốc lên đến 20 tỷ USD. Lưu ý, các nước trên đều có sẵn cơ sở hạ tầng và hệ thống nhà thi đấu, còn Việt Nam hầu như phải xây dựng mới từ làng vận động viên đến sân đua xe đạp lòng chảo. Qua đó có thể nghiệm ra: Con số 150 triệu USD hoàn toàn không khả thi! Phải chăng khống chế kinh phí tổ chức ở mức ấy để cộng đồng đỡ hoảng hốt, còn khi triển khai thực tế thì phát sinh liên tục?

Trong nền thể thao vốn đang rất nghiệp dư của Việt Nam hiện nay, chỉ có bóng đá ít nhiều được xã hội hóa, còn các ngành khác đều trông chờ vào bao cấp. Ai dám tin 72% kinh phí tổ chức ASIAD có thể xã hội hóa?

Nếu bỏ quyền đăng cai bây giờ, Việt Nam sẽ bị nộp phạt 1 triệu USD. Thế nhưng, nếu nhắm mắt lao theo những kế hoạch to tát thì không biết lấy tiền ở đâu ra. Biết chấp nhận sự thật vì lợi ích chung cũng là một ứng xử văn hóa. Tầm vóc quốc gia căn cốt ở trí tuệ và phẩm giá của dân tộc, chứ không vì một sự kiện thể thao mà vụt lớn lên được! Chúng ta phải liệu sức mà chơi ASIAD!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm