| Hotline: 0983.970.780

Lo ngại dịch muỗi hành gối vụ

Thứ Ba 26/11/2019 , 09:23 (GMT+7)

Dịch muỗi hành từ lúa vụ 3 (lúa thu đông) sẽ là cầu nối lây lan sang vụ đông xuân.

13-52-16_nong_dn_dng_tich_cuc_lm_dt_chun_bi_xuong_giong_lu_dx_vo_co_diem_trong_dot_2_ny_2
Nông dân đang tích cực làm đất, chuẩn bị xuống giống lúa ĐX vào cao điểm trong đợt 2 này.

Ngành nông nghiệp các tỉnh Kiên Giang, An Giang khuyến cáo nông dân nên tập trung xuống giống lúa đông xuân (ĐX) 2019-2020 đúng lịch thời vụ, do lo ngại dịch hại lan truyền từ vụ này sang vụ khác, nhất là dịch muỗi hành.

Vụ lúa ĐX 2019-2020, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch xuống giống 289 ngàn ha, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt hơn 2 triệu tấn lúa thương phẩm. Khung thời vụ khuyến cáo tại vùng U Minh Thượng gieo sạ từ 1/9, chậm nhất đến 10/10/2019 là kết thúc, để tránh hạn, mặn xâm nhập. Vùng ĐX chính vụ, do dự báo lũ thấp nên có thể gieo sạ sớm, chia làm 3 đợt. Đợt 1 từ 20-30/10, đợt 2 từ 20-30/11 và đợt 3 từ 20-30/12/2019.

Tuy nhiên, do đợt 1 trùng vào thời điểm có bão nên diện tích xuống giống được rất ít. Đến giữa tháng 11/2019, toàn tỉnh mới gieo trồng được gần 47 ngàn ha, trong đó nhiều nhất là huyện Giang Thành 15 ngàn ha, Gò Quao hơn 11 ngàn ha, An Biên 8 ngàn ha, U Minh Thượng trên 7 ngàn ha… Diện tích xuống giống sẽ tập trung vào cao điểm đợt 2 này, do nông dân lo ngại xuống trễ sẽ bị hạn, mặn xâm nhập vào cuối vụ.

Ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang cho biết, lúa ĐX xuống giống chưa nhiều nên dịch hại còn ít. Tuy nhiên, hiện một số địa phương đang tồn tại dịch muỗi hành từ lúa vụ 3 (lúa thu đông), cụ thể là tại xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất, sẽ là cầu nối lây lan sang vụ ĐX này. Vì vậy, người dân cần tuân thủ lịch thời vụ khuyến cáo, áp dụng các biện pháp phòng tránh dịch hại tổng hợp để bảo vệ lúa, nhất là ở giai đoạn mạ.

Theo ghi nhận của ngành chức năng, tổng diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa của tỉnh Kiên Giang hiện có là gần 4 ngàn ha, gồm cả lúa thu đông, vụ mùa (lúa trên nền đất nuôi tôm) và ĐX 2019-2020. Các đối tượng gây hại chủ yếu là đạo ôn lá, cháy bìa lá, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng. Ngoài ra, còn một số đối tượng gây hại khác, như đốm vằn, đốm sọc vi khuẩn, sâu đục thân cũng xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ.

Vụ đông xuân 2019-2020, toàn tỉnh An Giang có kế hoạch xuống giống với diện tích là 235.200 ha. Thời gian xuống giống vụ này được khuyến cáo bắt đầu từ ngày 15/11/2019 đến ngày 31/12/2019.

Tại An Giang, hiện nay do tình hình nước lũ rút sớm hơn dự kiến vì vậy, vụ đông xuân 2019-2020 xuống giống trước ngày 15/11/2019 ước khoảng 10.000 ha chủ yếu ở vùng sản xuất 2 vụ/năm và vùng xả lũ ở các địa phương, diện tích này có khả năng bị lây lan dịch hại từ vụ lúa thu đông sang như muỗi hành, rầy nâu,...

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh An Giang khuyến cáo, ngoài các đối tượng dịch hại trên, trong điều kiện kiện thời tiết lạnh, ban ngày trời âm u, đêm và sáng sớm có sương mù, hoặc trời có mưa nắng xen kẽ và nắng nóng, khô hạn ở cuối vụ sẽ xuất hiện một số loài dịch hại có khả năng phát sinh và gây hại mạnh trong vụ lúa ĐX.

Đó là bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá, lem lép hạt trên các giống lúa nhiễm sâu bệnh nhiều, như OM 4218, IR 50404, Jasmine 85, OM 2514,OM 5451, OM 6073, Nàng Hoa 9. Đặc biệt, bệnh xuất hiện nhiều ở những ruộng còn tập quán gieo sạ dày, bón thừa đạm.

Để hạn chế tối đa và ngăn ngừa dịch hại, nhằm đảm bảo sản xuất vụ đông xuân năm 2019 – 2020, đề nghị các địa phương xuống giống theo khung thời vụ quy định và lịch xuống giống né rầy phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Cụ thể, lịch xuống giống tập trung, đồng loạt và né rầy chia làm 2 đợt như sau: Đợt 1 xuống giống từ 15/11– 25/11/2019, xuống giống tập trung ở những vùng đã thu hoạch lúa thu đông sớm, vùng xả lũ và vùng sản xuất 2 vụ/năm; Đợt 2 xuống giống từ 12/12– 22/12/2019, xuống giống tập trung ở những vùng đã thu hoạch lúa thu đông đại trà.

Tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện nghiêm túc lịch gieo sạ tập trung, né rầy theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật “Ba giảm, Ba tăng”, “Một phải, Năm giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), giảm mật độ gieo sạ và lượng phân đạm.

13-52-16_luckystr_260ec
Sản phẩm Luckystar 260EC với cơ chế tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn sẽ ức chế hoạt động hệ thần kinh của côn trùng là cho chúng chết đi.

Cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, điều tra, phát hiện sớm diễn biến tình hình dịch hại đặc biệt các đối tượng có khả năng gây hại nặng ở đầu vụ, như muỗi hành, rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá.

Với điều kiện thời tiết như hiện nay, để quản lý tốt đối tượng muỗi hành, nông dân nên thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Hiện nay, Cty Phú Nông đang tổ chức chương trình chạy roadshow nhằm mục đích nhắc nhở bà con nông dân không chủ quan đối với đối tượng sâu năn (muỗi hành). Với lịch trình tỉnh An Giang từ ngày 20 – 23/11/2019, tỉnh Kiên Giang từ ngày 25 – 28/11/2019.

Trên thị trường hiện nay rất ít sản phẩm thuốc BVTV có đăng ký phòng trừ đối tượng muỗi hành (sâu năn).

Để hạn chế tối đa và quản lý hiệu quả sâu năn (muỗi hành), Cty Phú Nông giới thiệu đến bà con nông dân sản phẩm Luckystar 260EC với cơ chế tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn sẽ ức chế hoạt động hệ thần kinh của côn trùng là mcho chúng chết đi.

Liều lượng khuyến cáo là 200 ml/ha (12,5 ml/bình 25 lít nước). Khi sử dụng thuốc BVTV, bà con nông dân cần tuân thủ theo nguyên tắc "4 đúng".

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm

KHÁNH HÒA Lực lượng thú y sẽ tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm, nhất là cao điểm tết nhằm đảm bảo nguồn cung thịt sạch cho người dân.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.