| Hotline: 0983.970.780

Loài cua chứa chất độc có thể giết chết 50.000 con chuột

Thứ Sáu 29/09/2023 , 08:51 (GMT+7)

Con cua xinh đẹp như vậy mà có thể đầu độc người sao? Trong bao năm đánh cá, tôi chưa bao giờ nhìn thấy một con cua sống có độc!

Chất độc có thể giết chết 50.000 con chuột!

Thời điểm này, các ngư dân vùng biển đã bắt đầu công việc của mình. Sau khi một ngư dân ở quần đảo Bành Hồ, Đài Loan trở về cảng sau chuyến đánh cá, anh ta đã đánh bắt được một con cua có màu sắc màu sắc rực rỡ, vì hình dáng của loài cua này khá hiếm nên ngư dân dù có kinh nghiệm cũng không dám tùy ý ăn thịt, đã lên mạng kiểm tra và phát hiện ra đó là loài cua độc nhất thế giới.

 

Con cua mà ngư dân bắt được là một loại cua cực độc, có tên khoa học là "Lophozozymus pictor", độc tố của loại cua này có thể đầu độc 40.000 đến 50.000 con chuột. Nếu một người ăn phải, anh ta sẽ đến gặp “diêm vương” ngay lập tức.

 

Trên thế giới có rất nhiều loài cua độc, được chia thành loại cực độc và loại hơi độc. Những loài cua có nọc độc cao chủ yếu là cua thuộc họ “Zosimus”, trong khi những loài cua độc ít hơn chủ yếu là cua thuộc họ “Eriphiidae”.

Thứ mà ngư dân Bành Hồ bắt được là một con cua có sọc thêu. Cua có sọc thêu còn được gọi là "cua khảm" vì toàn thân nó được bao phủ bởi các hoa văn màu đỏ và trắng, trông giống như thêu. Các hoa văn màu đỏ này làm cho con người liên tưởng nó giống như một con cua nấu chín, và khi bạn nhìn vào, đó là một mảng mờ, giống như một bức tranh khảm.

 

Cua sọc thêu chủ yếu sinh sống ở vùng biển Nhật Bản, Úc, Cộng hòa Fiji và đảo Hải Nam (Trung Quốc), thường thấy gần thủy triều thấp, dưới đáy đá hoặc rạn san hô ở độ sâu 30m.

Cua sọc thêu có kích thước không lớn lắm, dài khoảng 4cm, rộng 8cm, không lớn hơn lòng bàn tay người lớn. Nhưng dù có kích thước nhỏ bé nhưng nó lại là “kẻ bắt nạt” trong số các loài cua, có nọc độc cực cao, nếu chẳng may bị nó cắn hoặc bị kìm kẹp thì tính mạng của bạn sẽ gặp nguy hiểm.

Trong cơ thể cua thêu có rất nhiều loại độc tố, mỗi loại đều khác nhau, có loại là độc tố của cá nóc, có loại là độc tố của hải quỳ, có loại là độc tố của một số loại động vật có vỏ, đều rất đa dạng và cơ thể con người khó có thể chống lại.

Người ta nói rằng chất độc trong cơ thể của một con cua thêu trưởng thành có thể giết chết hơn 40.000 con chuột nhỏ.

 

Nhiều người đặt ra câu hỏi, chất độc của cua từ đâu mà có. Theo hiểu biết của dân gian cũng như nhiều người chỉ có cua chết mới có độc, vậy tại sao cua sống cũng có độc tính cao? Chất độc đến từ đâu?

Bản thân loài cua không có khả năng sản sinh độc tố, độc tố của những loài cua độc này về cơ bản là đến từ thế giới bên ngoài, từ thức ăn chúng ăn. Thông thường, cua ăn tảo và động vật có vỏ, nhiều loại tảo và động vật có vỏ ở biển sâu có độc, những con cua đầu tiên ăn phải loại tảo và động vật có vỏ này, đa số là đã chết. Sau quá trình tiến hóa lâu dài, loài cua dần dần thích nghi với các chất độc này, tự động sản sinh ra khả năng chuyển hóa và sử dụng các chất độc này.

Nghiên cứu khoa học cho thấy chất độc trong những loài cua độc này không tĩnh tại và đôi khi thay đổi theo sự thay đổi của môi trường. Điều này là do lượng thức ăn của cua vào các mùa khác nhau, có mùa nhiều thức ăn độc hại, có mùa ít thức ăn độc hại hơn, điều này gián tiếp dẫn đến độc tố khác nhau ở cua ở các mùa khác nhau.

Theo hiểu biết trước đây, chúng ta chỉ biết cua chết có độc, vì trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn. Nhưng thực tế ít người biết rằng một số cua sống cũng có độc, tuy loại cua độc này rất hiếm trong cuộc sống hàng ngày nhưng chúng ta vẫn phải nhớ là không nên ăn cua lạ. Hơn nữa, hiện nay đại dương có nhiều vấn đề và có thể nói là không an toàn, trong tương lai có thể ngày càng có nhiều sinh vật biển độc hại nên chúng ta càng phải cẩn thận hơn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm