| Hotline: 0983.970.780

Loại trừ chất HCFC gây nóng lên toàn cầu vào 2025

Thứ Ba 18/09/2012 , 09:50 (GMT+7)

VN đã được Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc công nhận những đóng góp tích cực của mình trong việc thực hiện Công ước và Nghị định thư Montreal.

Loại bỏ chất HCFC gây nóng lên toàn cầu sẽ giúp sản xuất nông nghiệp bền vững hơn

Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu – Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TN- MT), VN tham gia Nghị định thư Montreal từ tháng 1/1994 và đến tháng 1/2010 chúng ta đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC và 3,8 tấn halon (là lượng tiêu thụ hàng năm ở nước ta) gây thủng tầng ôzôn.

Với thành tích nêu trên, VN đã được Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc công nhận những đóng góp tích cực của mình trong việc thực hiện Công ước và Nghị định thư Montreal.

Cũng theo ông Hiếu, nhân kỷ niệm 25 năm Nghị định thư Montreal (tháng 9/2012 với chủ đề “Bảo vệ bầu khí quyển cho các thế hệ mai sau"), VN cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực thi Công ước và Nghị định thư Montreal trong các năm tiếp theo, loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất HCFC (gây nóng lên toàn cầu). Quá trình này có thể kéo dài đến năm 2030, tuy nhiên nếu nhận được hỗ trợ đầy đủ về tài chính và công nghệ từ phía các tổ chức quốc tế, chúng ta có thể hoàn thành loại trừ các chất HCFC vào năm 2025.

Hiện tại, VN đã nhận được hơn 9,7 triệu USD để thực hiện loại trừ chất HCFC cho giai đoạn 1 từ năm 2012 – 2016. Hiện có 12 DN (9 DN phía Nam, 1 DN miền Trung và 2 DN phía Bắc) sản xuất xốp cách nhiệt được hỗ trợ 80 – 90% chi phí chuyển đổi sang công nghệ sản xuất an toàn cho môi trường. Các DN này cam kết sẽ loại trừ hoàn toàn sử dụng hơn 500 tấn HCFC-141b và gần 2.000 tấn polyol trộn sẵn HCFC-141b và chuyển sang công nghệ sử dụng cyclopentane an toàn hơn.

“Đặc biệt, thời gian tới, tất cả các DN thủy sản xuất khẩu phải lưu ý chủ động chuyển sang sử dụng thiết bị làm lạnh (tủ đá, hầm đá giữ tươi cá, tôm, mực…) không có chứa chất gây nóng lên toàn cầu HCFC. Nếu không, sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu có thể bị họ cấm!” – ông Hiếu nói.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm