| Hotline: 0983.970.780

Lộc Trời tăng trưởng ổn định bất chấp đại dịch Covid-19

Thứ Sáu 25/03/2022 , 16:33 (GMT+7)

Bất chấp đại dịch Covid-19, năm 2021, Tập đoàn Lộc Trời đạt doanh thu thuần cao nhất trong lịch sử hoạt động với 10.224 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2020.

Giống lúa OM5451 của Tập đoàn Lộc Trời được vinh danh Top 10 Tin dùng Việt Nam. Ảnh: LT.

Giống lúa OM5451 của Tập đoàn Lộc Trời được vinh danh Top 10 Tin dùng Việt Nam. Ảnh: LT.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2021, đã kiểm toán với doanh thu thuần đạt 10.224 tỷ đồng - mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty, tăng 36% so với năm trước; lợi nhuận hợp nhất sau thuế công ty mẹ đạt 418 tỷ đồng, vượt kế hoạch đã cam kết với cổ đông và tăng 14% so với cùng kỳ.

Trong đó, ngành lương thực (LTA) đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu vượt bậc 92%, đạt 4.073 tỷ đồng; ngành vật tư nông nghiệp (LTV) ghi nhận doanh thu tăng 13%, đạt 4.932 tỷ đồng; đóng góp lần lượt 40% và 48% vào tổng doanh thu của Tập đoàn.

Các tập đoàn nông dược cam kết cung ứng vật tư nông nghiệp cho Lộc Trời. Ảnh: LT.

Các tập đoàn nông dược cam kết cung ứng vật tư nông nghiệp cho Lộc Trời. Ảnh: LT.

Kết quả kinh doanh ấn tượng bất chấp đại dịch Covid-19 là thành quả của toàn đội ngũ Lộc Trời trong

“Tập đoàn Lộc Trời và toàn đội ngũ nhân viên đã cố gắng hết mình trên tinh thần “nói được – làm được” bất chấp đại dịch Covid-19 trong năm 2021 và tiếp tục cố gắng để phát triển ổn định, bền vững trong năm 2022”.

(Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời).

việc chủ động tổ chức sản xuất an toàn, ổn định giá và nhịp cung ứng vật tư, dịch vụ nông nghiệp, phối hợp chặt chẽ với địa phương và nông dân đảm bảo hoạt động canh tác mùa vụ và thu mua nông sản không tiếp xúc, bảo đảm lợi nhuận cho hệ thống đại lý và bà con nông dân.

Báo cáo tài chính 2021 của Tập đoàn Lộc Trời ghi nhận sự tăng trưởng nổi bật của ngành lương thực, nay là Công ty Cổ phần Nông sản Lộc Trời (LTA) với doanh thu tăng gần gấp đôi so với năm trước, đạt 4.073 tỷ đồng, trở thành một trong các ngành chủ lực, chỉ đứng sau mảng kinh doanh truyền thống vật tư nông nghiệp của Tập đoàn.

Dù gặp rất nhiều khó khăn do giá cước vận tải đường biển tăng rất cao, LTA đã xuất khẩu hơn 80.000 tấn gạo, tăng gần 4 lần về sản lượng và doanh số, sản xuất theo quy trình khép kín từ hạt giống đến gạo, đáp ứng tốt các tiêu chí về chất lượng của các khách hàng tại các thị trường khó tính như Châu Âu, Anh, Châu Phi, Úc, khu vực Trung Đông và các nước láng giềng ở châu Á.

Lô gạo xuất khẩu hơn 4.000 tấn cho thị trường Châu Âu của Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: LT.

Lô gạo xuất khẩu hơn 4.000 tấn cho thị trường Châu Âu của Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: LT.

Ngành vật tư nông nghiệp (LTV) của Lộc Trời ghi nhận 4.932 tỷ đồng doanh thu trong năm 2021, tăng 13%; lợi nhuận trước thuế đạt 318 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước.

Đối mặt với khó khăn chung của việc đứt gãy chuỗi cung ứng khiến giá một số nguyên liệu và sản phẩm phục vụ cây trồng tăng hơn 30% trong và ngoài nước, giá vận chuyển tăng cao rất cao, đặc biệt trong đợt giãn cách, hạn chế đi lại nghiêm ngặt kéo dài hơn 4 tháng, từ cuối tháng 5 đến hết tháng 9/2021, LTV vẫn giữ nguyên giá vật tư nông nghiệp và bảo đảm cung ứng đầy đủ cho bà con nông dân trong năm qua, thực hiện đúng cam kết đồng hành, chia sẻ lợi ích cùng hệ thống đại lý và bà con nông dân để cùng phát triển bền vững và vẫn tiếp tục là hoạt động đóng góp lớn nhất vào kết quả kinh doanh chung của toàn Tập đoàn. 

Công ty Cổ phần Giống cây trồng Lộc Trời (LTS), tiền thân là ngành giống của Tập đoàn cũng đóng góp 857 tỷ đồng doanh thu năm 2021, tăng 18% so với năm trước.

Toàn cảnh 123 máy nông nghiệp do Lộc Trời trao tặng các HTX hướng đến cơ giới hoá đồng bộ. Ảnh: LT.

Toàn cảnh 123 máy nông nghiệp do Lộc Trời trao tặng các HTX hướng đến cơ giới hoá đồng bộ. Ảnh: LT.

Thông qua hệ thống trên 300 đại lý, LTS phân phối 80.000 tấn mỗi năm, với các giống lúa mà Tập đoàn

Lộc Trời phát triển và sở hữu hay được quyền khai thác thương mại, bao gồm những giống lúa đã được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như Lộc Trời 28, OM18, OM5451… Đồng thời, chịu trách nhiệm cung cấp giống đầy đủ và miễn phí cho các hợp tác xã liên kết sản xuất với Tập đoàn.

Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời (LTF) – mảng hoạt động mới rất năng động, đồng thời là thành tố cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp của Lộc Trời cũng ghi nhận 205 tỷ đồng doanh thu so với doanh thu rất khiêm tốn của năm 2020.

LTF là cánh tay đắc lực trong việc thực hiện cam kết của tập đoàn thông qua đội ngũ "3 cùng", với các kỹ thuật viên nông nghiệp dày dạn kinh nghiệm, kiến thức luôn được cập nhật và đầy nhiệt huyết, sát cánh và sẵn sàng hỗ trợ bà con nông dân liên kết với Tập đoàn thông qua các hợp tác xã.

Lộc Trời ký kết tổ chức sản xuất - bao tiêu 2 triệu tấn lúa với các HTX. Ảnh: LT.

Lộc Trời ký kết tổ chức sản xuất - bao tiêu 2 triệu tấn lúa với các HTX. Ảnh: LT.

Với khả năng tổ chức sản xuất quy mô lớn và triển khai cơ giới hóa đồng bộ thông qua ứng dụng các loại máy nông nghiệp, các mô hình và quy trình sản xuất (như SRP, Lộc Trời 123, LT1000, “mặt ruộng không dấu chân”…), không chỉ trong mảng lúa gạo, LTF đã và đang từng bước vươn mình làm chủ “cuộc chơi”, từng bước mở rộng kinh doanh trên thị trường thức ăn gia súc và các loại nông sản khác khi trồng thử nghiệm bắp sinh khối; liên kết canh tác và cung ứng các loại rau màu và trái cây đặc sản như sầu riêng, dưa lưới trồng theo đặt hàng của đối tác.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết: Năm 2021 là một năm đầy thách thức cho cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, với tất cả các ngành kinh tế chứ không chỉ riêng ngành nông nghiệp. Đối mặt với khó khăn, thử thách để thấy trong “nguy” có “cơ”, đội ngũ “người Lộc Trời” có cơ hội phát huy được những tố chất của mình để cùng nhau an toàn vượt qua đại dịch, cùng nhau phấn đấu hoàn thành các cam kết kinh doanh, tuyệt đối tuân thủ định hướng chiến lược mà HĐQT đã đề ra.

"Điều mà chúng tôi làm tốt nhất trong năm qua không chỉ là mức doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động mà còn thực hiện tốt các cam kết với bà con nông dân về việc giữ nguyên giá vật tư nông nghiệp và bảo đảm cung ứng đầy đủ cho hệ thống đại lý; chủ động và hiệu quả trong việc tổ chức mua lúa liên tục cho bà con bằng phương pháp thu mua không tiếp xúc, triệt để tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch bệnh của các địa phương, vừa giữ vững chất lượng sản phẩm, vừa thực hiện được cam kết bảo đảm lợi nhuận cho người nông dân, ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất”, ông Thuận nói.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm