| Hotline: 0983.970.780

Lộc Trời thử nghiệm máy gặt đập liên hợp cải tiến thu hoạch lúa

Thứ Bảy 11/06/2022 , 08:13 (GMT+7)

Với thử nghiệm này, nếu tính chặt chẽ, chi phí thu hoạch lúa có thể giảm khoảng 130.000đ/tấn và xác nhận khả năng máy có thể vận hành trên nhiều nền ruộng miền Tây.

Máy gặt đập liên hợp cải tiến trên mô hình 'Mặt ruộng không dấu chân' của Tập đoàn Lộc Trời.

Máy gặt đập liên hợp cải tiến trên mô hình 'Mặt ruộng không dấu chân' của Tập đoàn Lộc Trời.

Vùng nguyên liệu lúa gần 4.500 ha của Tập đoàn Lộc Trời tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang bao gồm nhiều phương thức liên kết và các mô hình khác nhau trong mục tiêu sản xuất lớn, trong đó có mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” – các hoạt động canh tác được cơ giới hóa hoàn toàn và đồng bộ.

Theo mô hình của tập đoàn, lúa chín vào tháng 6 được coi là trong vụ “Hè Thu sớm” hay “Đông Xuân muộn”, đang được thu hoạch “cuốn chiếu” để luôn có “gạo mới” cho tiêu thụ trong và ngoài nước.

Sáng 10/06/2022, Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời đã tổ chức vận hành thử nghiệm máy gặt đập liên hợp cải tiến để thu hoạch khoảng ruộng lúa trên 2ha tại ấp Cà Na, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bộ máy gặt đập liên hợp này được xưởng cơ khí Châu Thành (thuộc Công ty CP Nông sản Lộc Trời) nghiên cứu và cải tiến, lần đầu tiên được đưa ra sử dụng thử nghiệm tại mô hình này.

Bộ máy gặt đập liên hợp được xưởng cơ khí Châu Thành (thuộc Công ty CP Nông sản Lộc Trời) nghiên cứu và cải tiến.

Bộ máy gặt đập liên hợp được xưởng cơ khí Châu Thành (thuộc Công ty CP Nông sản Lộc Trời) nghiên cứu và cải tiến.

Trước đây, khi thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, các công đoạn cắt lúa, tuốt hạt sẽ do 2 lao động hứng lúa và đóng bao thủ công rồi thả xuống bờ ruộng. Sau đó, xe rùa sẽ thu gom từng bao lúa chở về điểm tập kết, cân rồi chuyển ra ghe để đưa về các nhà máy sấy lúa.

Toàn bộ các công đoạn này cần 7 lao động (1 tài xế lái máy gặt, 2 nhân công hứng lúa và buộc bao, 2 nhân công gom bao lúa nếu không sẽ không đủ bao đựng, dây buộc có thể làm dơ lúa, nghẽn lò sấy, 2 nhân công bốc xếp cân lúa) với phần tiêu hao công sức rất lớn, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc đình trệ thu hoạch do thiếu nhân công, đồng thời tốn nhiều chi phí cho xe nâng, bao đựng lúa, cân lúa… với độ hao hụt không nhỏ và rủi ro nếu không kịp gặt hoặc mưa lớn ngay sau thu hoạch mà chưa kịp chuyển lúa về nhà máy.

Máy gặt đập liên hợp cải tiến của Tập đoàn Lộc Trời được thiết kế thêm tháp chứa khoảng 1,5 tấn trên thân máy để trữ lúa vừa cắt, sau đó lúa được khoan bơm qua thùng chứa lớn 2,5 tấn trên xe trung chuyển (máy cộ) từ ruộng ra bờ kênh, rồi được khoan bơm vào thùng chứa có cân điện tử và chạy qua băng chuyển trực tiếp xuống ghe.

Máy gặt đập liên hợp cải tiến giúp giảm công lao động thu hoạch lúa.

Máy gặt đập liên hợp cải tiến giúp giảm công lao động thu hoạch lúa.

So với máy gặp đập liên hợp chưa cải tiến, các công đoạn này chỉ cần 2 người – vận hành máy và lái xe trung chuyển – như vậy chi phí thu hoạch sẽ giảm rất nhiều do ít nhân công vận hành nên không bị phụ thuộc vào lao động thời vụ.

Thêm vào đó, các khoản chi phí bốc xếp từ ruộng vào bờ kênh, cân lúa, bốc xuống ghe, bao đựng lúa… được cắt giảm gần như hoàn toàn. Chủ ruộng chỉ còn phải xem mặt cân và nhận hóa đơn cân lúa trước khi xuống ghe.

Với thử nghiệm này, nếu tính chặt chẽ, chi phí thu hoạch lúa có thể giảm khoảng 130.000đ/tấn và thêm lần nữa, xác nhận máy gặt đập liên hợp cải tiến có thể vận hành được trên nhiều nền ruộng của khu vực các tỉnh miền Tây. Điểm đặc biệt quan trọng, chất lượng của lúa đã được chứng minh là tốt nhất, ít hao hụt nhất nếu thời gian thực hiện các bước trên cho đến hết công đoạn sấy khô trong nhà máy chỉ trong vòng 8 tiếng.

Các khoản chi phí bốc xếp từ ruộng vào bờ kênh, cân lúa, bốc xuống ghe, bao đựng lúa… được cắt giảm gần như hoàn toàn.

Các khoản chi phí bốc xếp từ ruộng vào bờ kênh, cân lúa, bốc xuống ghe, bao đựng lúa… được cắt giảm gần như hoàn toàn.

Buổi khảo nghiệm có sự tham dự của lãnh đạo huyện Tri Tôn, đại diện 14 hợp tác xã thành viên thuộc 2 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp Tri Tôn và Thoại Sơn, lãnh đạo các công ty thành viên và tập đoàn Lộc Trời.

Thành công của buổi khảo nghiệm đã chứng minh mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” của Tập đoàn Lộc Trời là hoàn toàn khả thi và hiệu quả. Một lần nữa, những tố chất của “Người Lộc Trời” - Vì nông nghiệp - Vì nông dân – Cải tiến liên tục – đã được anh chị em thuộc Xưởng cơ khí Châu Thành phát huy mạnh mẽ, làm điểm tựa cho các thành viên của tập đoàn tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất lớn với việc cơ giới hóa đồng bộ. Từ đó giúp công việc của nhà nông nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, giúp bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm sức người sức của và nâng cao lợi ích của việc liên kết giữa bà con nông dân với Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời.

Lúa thu hoạch được đưa thẳng xuống ghe.

Lúa thu hoạch được đưa thẳng xuống ghe.

Về Tập đoàn Lộc Trời

Với gần 30 năm phát triển kể từ khi được thành lập năm 1993 với tên gọi Công ty Dịch vụ Bảo vệ Thực vật An Giang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã trở thành tập đoàn dịch vụ nông nghiệp hàng đầu Việt Nam, với đội ngũ nhân viên 3.600 người, bao gồm lực lượng kỹ sư nông nghiệp “3 Cùng” trên 1.200 người và hàng trăm chuyên gia nghiên cứu giống cây trồng, sản phẩm và giải pháp xử lý mùa vụ, cùng với các quy trình canh tác đáp ứng được tiêu chí chất lượng của các thị trường cao cấp như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc...

Lộc Trời là đơn vị duy nhất trên thế giới triển khai canh tác lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn SRP (Sustainable Rice Platform) đạt kết quả 100 điểm hoàn hảo trong 2 năm liên tục 2020 và 2021, cùng với hệ thống sản xuất lúa gạo đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới như BRC, SMETA, HACCP, HALAL…

Với cam kết “Cùng nông dân phát triển bền vững”, Lộc Trời phát triển năng lực tổ chức sản xuất nông sản trên quy mô lớn, liên kết với các hợp tác xã và hơn 200.000 hộ nông dân, xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình canh tác nhằm tối ưu hoá, cơ giới hóa các hoạt động mùa vụ, tổ chức thu hoạch và vận chuyển… giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết giảm chi phí, đảm bảo lợi nhuận ổn định và góp phần nâng cao chất lượng đời sống tại khu vực nông thôn.

Máy gặt đập liên hợp cải tiến có thể vận hành trên nhiều nền ruộng của khu vực các tỉnh miền Tây.

Máy gặt đập liên hợp cải tiến có thể vận hành trên nhiều nền ruộng của khu vực các tỉnh miền Tây.

Sản phẩm gạo mang thương hiệu Hạt Ngọc Trời cùng với nhiều giống lúa tự lai tạo của Lộc Trời đã đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi gạo uy tín quốc tế.

Năm 2015, sản phẩm gạo Lộc Trời 1 đã vinh dự đạt danh hiệu “Top 3 Gạo ngon nhất Thế giới” do The Rice Trader tổ chức. Năm 2018, tại Hội nghị Thương mại Gạo đại lục lần thứ 5 được tổ chức tại Trung Quốc năm 2018, gạo Lộc Trời 28 đạt giải nhất phân khúc gạo thơm. Hai sản phẩm gạo Hạt Ngọc Trời Thiên Vương và Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ của Lộc Trời đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia năm 2020. Giống lúa OM5451 Lộc Trời sở hữu hiện là Top 10 Tin dùng Việt Nam 2021. Giống lúa OM18 được vinh danh là gạo thơm xuất khẩu nhiều nhất Việt Nam tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần 5, tổ chức tại Vĩnh Long.

Bên cạnh đó, Lộc Trời vinh dự là Thương hiệu Quốc gia (2016, 2018, 2020), là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” 3 năm liên tục (2018 – 2020) theo chứng nhận của Bộ Công Thương.

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 11 tháng đạt gần 235 triệu USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2023.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.