| Hotline: 0983.970.780

Lời cảnh tỉnh từ vụ 3 người bị sạt lở đất vùi lấp

Thứ Sáu 14/07/2023 , 10:35 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Trong những năm vừa qua, tình trạng sạt lở đất vào mùa mưa tại khu vực miền núi của tỉnh Thái Nguyên xảy ra thường xuyên hơn, gây thiệt hại về người và tài sản.

Nỗi đau của người ở lại

Đã hơn 1 năm trôi qua nhưng những người dân ở xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa thể nào quên vụ sạt lở đất kinh hoàng tại xóm Na Quán làm sập một ngôi nhà và khiến 3 người chết.

Khu vực 2 người đang đứng là ngôi nhà đã bị đất đồi vùi lấp vào cuối tháng 5/2023. Ảnh: Ngọc Tú.

Khu vực 2 người đang đứng là ngôi nhà đã bị đất đồi vùi lấp vào cuối tháng 5/2023. Ảnh: Ngọc Tú.

Cụ thể, vào đêm ngày 30 và rạng sáng ngày 31/5, do mưa lớn kéo dài, đất từ trên đồi bất ngờ sạt lở làm sập nửa sau ngôi nhà ông Hoàng Văn L (sinh năm 1976) tại xóm Na Quán. Hậu quả, 3 người bị thiệt mạng.

Các nạn nhân là ông Hoàng Văn L (chủ nhà), bà V.T.T (sinh năm 1981) và chị H.T.M (sinh năm 1992) là 2 người họ hàng của ông L từ tỉnh Bắc Giang đến chơi. Rất may cho 3 người khác, là vợ, con trai và 1 người cháu của ông L thoát nạn do đang ở phía trước của căn nhà.

Thiệt hại về tài sản của vụ sạt lở đất không hề nhỏ do căn nhà bị hư hỏng hoàn toàn, thiệt hại tài sản lên tới hơn 600 triệu đồng.

Đến cuối năm 2012, anh Hoàng Mạnh Sơn là con trai của ông Hoàng Văn L và là 1 trong 3 người sống sót của vụ sạt lở đất đã xây dựng lại được một căn nhà mới.

Được biết giá trị của căn nhà vào khoảng 500 triệu đồng, bao gồm tiền gia đình tích cóp, vay mượn và một phần là nhờ sự giúp đỡ của của các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm (vào khoảng gần 200 triệu đồng).

Ngôi nhà mới của anh Hoàng Mạnh Sơn thay thế cho ngôi nhà phía sau đã bị vùi lấp. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ngôi nhà mới của anh Hoàng Mạnh Sơn thay thế cho ngôi nhà phía sau đã bị vùi lấp. Ảnh: Toán Nguyễn.

Anh Hoàng Mạnh Sơn chia sẻ: Vụ sạt lở không chỉ cướp đi mạng sống của 3 người thân trong gia đình, tôi và vợ may mắn thoát nạn nhưng cũng không còn nhà để ở. Sau một thời gian thì cố gắng mà làm căn nhà mới để ổn định cuộc sống.

Rút kinh nghiệm, tôi làm căn nhà cách xa phía taluy duơng của đồi phia sau nhà với khoảng cách an toàn, không lo bị sạt lở vào nhà nữa. Sau này có tiền thì tôi sẽ thuê máy xúc để san cắt tầng, điều này đảm bảo không để cho đất đồi sạt lở xuống gây thiệt hại về người và tài sản nữa.

Khuyến cáo sạt lở tới người dân

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Thái Nguyên, để tránh việc sạt lở đất thương tâm như đã xảy ra ở xã Nam Hòa vào cuối tháng 5/2022, ngay từ đầu năm 2023 thì đơn vị đã tham mưu cho UBND tỉnh, Sở NN-PTNT Thái Nguyên nhiều giải pháp để triển khai phòng tránh trên địa bàn.

Trong đó đặc biệt là việc ngăn chăn người dân tự ý hạ taluy đồi, làm thay đổi kết đất dẫn tới sạt lở; ngăn chặn người dân làm nhà vào những nơi có độ dốc lớn và taluy cao. Các địa phương rà soát những hộ dân ở vùng nguy cơ sạt lở để có kế hoạch di dời người dân sớm…

Ngoài ra, ông Hưng cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân khác rất tới sạt lở đất, mặc dù đây là các vùng không có tác động hiện trạng đồi, núi. Trong đó có vấn đề khai thác trắng rừng, vùng đồi trọc cũng dễ dẫn tới sạt trượt do đất bị ngậm nước, thiếu kết dính.

Vì vậy việc khai thác rừng cần phải phù hợp, trồng rừng thay thế và trồng vào các vùng đất trống cần được các địa phương thúc đẩy thực hiện sớm.

Nhiều ngôi nhà tại xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ thuộc diện nguy cơ sạt lở do đồi núi bị khai thác làm biến dạng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nhiều ngôi nhà tại xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ thuộc diện nguy cơ sạt lở do đồi núi bị khai thác làm biến dạng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hiện nay, ngoài địa bàn huyện Đồng Hỷ, nhiều khu vực khác thuộc các huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên như Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ và Phú Lương cũng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở khi mưa lớn.

UBND tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên liên tục ban hành các công điện hỏa tốc, văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố tăng cường nắm tình hình những nơi có nguy cơ sạt lở taluy.

Đặc biệt là trong những ngày mưa, các địa phương bố trí người thường trực 24/24 giờ sẵn sàng đối phó với thiên tai có thể xảy ra và giảm thiệt hại cho người dân.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.