| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích tham gia cánh đồng mẫu lớn

Thứ Tư 29/05/2013 , 11:13 (GMT+7)

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi. Có được lợi thế rất lớn về SXNN, đặc biệt là SX lúa.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi. Có được lợi thế rất lớn về SXNN, đặc biệt là SX lúa. Hằng năm, Sóc Trăng đã đóng góp một phần đáng kể vào việc xuất khẩu gạo của cả nước.

Các cấp, ngành ở địa phương này đã xây dựng được nhiều mô hình SX CĐML. Đây được xem như là một giải pháp quan trọng và lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng…nhằm từng bước tiến tới sự phát triển bền vững chuỗi SX lúa gạo.

Ông Phạm Văn Trước, Trưởng trạm BVTV huyện Ngã Năm vui mừng cho biết: Huyện áp dụng mô hình CĐML từ vụ lúa HT năm 2012 và vụ ĐX 2012 - 2013 trên 10 cánh đồng với diện tích hàng ngàn ha, tổng số hộ tham gia 962 hộ.


Nông dân được đầu tư trạm bơm điện

“Một điều hết sức đáng mừng là người dân ở địa phương sớm nhận thấy lợi ích kinh tế mà CĐML mang lại, từ đó bà con rất hăng hái tham gia. Mô hình CĐML với mục đích áp dụng đồng bộ các TBKT mới trong SXNN, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân”, ông Trước nói.

Theo ngành nông nghiệp địa phương này, vụ lúa ĐX vừa qua, người tham gia CĐML xuống giống tập trung trong 1 tháng kể từ ngày 18/11/2012, với diện tích 18.176,39 ha đúng với lịch thời vụ (đạt 100% kế hoạch). Năng suất bình quân đạt 7,256 tấn/ha, sản lượng 131,888 tấn (đạt hơn 102% kế hoạch đề ra).

Theo ông Trước, khi tham gia vào CĐML người dân được tiếp cận với các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và thích nghi với điều kiện SX của từng địa phương. Đối với nhóm đặc sản có ST5, ST20, RVT, OM4900, OM7347, OM6162… Nhóm cao sản có OM480, OM5451, OM9605, OM6976… Ngoài ra, sản phẩm nông dân SX ra được bao tiêu với giá cao từ 5.300 - 6.500 đ/kg (thu mua tại ruộng).

“Từ lâu người dân đã quen cách SX truyền thống theo kiểu mạnh ai nấy làm nên hiệu quả mang lại không cao. Do việc áp dụng và mở rộng mô hình CĐML để bà con tham gia là nhiệm vụ hết sức cần thiết và trọng tâm huyện Ngã Năm”, ông Phạm Văn Trước khẳng định.

Trong vụ lúa ĐX 2012 - 2013, mô hình CĐML ở huyện Ngã Năm rất được nông dân ủng hộ. Một điều đáng phấn khởi là hầu hết diện tích trong CĐML đều cho năng suất cao so với bên ngoài mô hình. Không chỉ thế, chi phí lúa giống, chi phí bơm tát nước trong CĐML giảm hơn rất nhiều lần so với ngoài CĐML.

Ông Nguyễn Văn Loan, người tham gia mô hình CĐML ở ấp 4, thị trấn Ngã Năm chia sẻ: “Ngoài việc năng suất tăng cao trong từng vụ SX, người dân chúng tôi còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong SX. Đơn cử như CĐML ở ấp 4 được Nhà nước đầu tư trạm bơm hàng trăm triệu đồng. Bây giờ chỉ cần bỏ ra 290.000 đồng tiền điện bơm nước/vụ, thay vì phải mất gần 1 triệu đồng tiền dầu bơm nước/vụ như trước”.

Theo nhiều bà con, ngay sau khi thu hoạch vụ lúa HT 2012, người dân được ngành chức năng địa phương thông báo lịch thời vụ, giống và tình hình dịch bệnh gây hại trên lúa… Ngoài ra còn được chuyển giao TBKT với nhiều giải pháp kỹ thuật như quy trình canh tác lúa theo quy trình 1 phải 5 giảm, SX lúa VietGAP…

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.