| Hotline: 0983.970.780

Lợi nhuận của một công ty cao su tăng gấp hơn 10 lần

Thứ Sáu 24/06/2022 , 18:45 (GMT+7)

Năm 2020, lợi nhuận của một công ty cao su đang đầu tư ở Campuchia còn khá khiêm tốn, nhưng đã tăng gấp hơn 10 lần trong năm 2021.

Công nhân Công ty TNHH Phát triển cao su Phước Hòa Kampong Thom đang cạo mủ cao su. Ảnh: Thanh Sơn.

Công nhân Công ty TNHH Phát triển cao su Phước Hòa Kampong Thom đang cạo mủ cao su. Ảnh: Thanh Sơn.

Đó là Công ty TNHH Phát triển cao su Phước Hòa Kampong Thom, có trụ sở tại xã Boeung Lavea, huyện Santuk, tỉnh Kampong Thom, Vương quốc Campuchia.

Ông Nguyễn Văn Luyến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển cao su Phước Hòa Kampong Thom cho biết, trải qua 13 năm xây dựng và phát triển đến nay, công ty đã định hình, đi vào sản xuất kinh doanh và đã có lợi nhuận. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của công ty là 9,99 tỷ đồng. Năm 2021, lợi nhuận sau thuế là 103,29 tỷ đồng.

Công ty TNHH Phát triển cao su Phước Hòa Kampong Thom được lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2009. Trong 6 năm (từ năm 2009 – 2014), công ty đã thực hiện hoàn thành công tác trồng mới được 7,664.28 ha; bình quân mỗi năm trồng 1.277ha.

Trong năm 2021, công ty đã đưa vào khai thác toàn bộ diện tích cao su, đạt yêu cầu về các chỉ tiêu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đề ra.

Công ty đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân quanh vùng dự án. Tiền lương công nhân cao su luôn ổn định và cao hơn so với mức sống tại địa phương.

Bên cạnh đó, công ty luôn quan tâm hỗ trợ địa phương làm tốt công tác xã hội từ thiện trong vùng dự án. Tham gia đóng góp ủng hộ cho chính quyền địa phương trong các hoạt động chính trị, xã hội, y tế, giáo dục …

Ngoài ra, công ty còn tham gia đóng góp ủng hộ các các quỹ từ thiện do địa phương vận động, đóng góp cho Hội Chữ Thập đỏ tại Campuchia; đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, xây dựng nhà chùa phục vụ cho cộng đồng dân cư địa bàn nơi công ty trú đóng với tổng kinh phí hỗ trợ 20,8 tỷ đồng. Qua đó đã tạo thêm mối quan hệ gần gũi giữa công ty với công nhân và người dân, gắn bó thêm mối đoàn kết giữa 2 dân tộc Việt Nam và Campuchia.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm