| Hotline: 0983.970.780

Lợn gà cuốn trôi, người nuôi té xỉu

Chủ Nhật 24/10/2010 , 20:48 (GMT+7)

SXNN đặc biệt là ngành chăn nuôi ở các tỉnh miền Trung đang gánh chịu những thiệt hại chưa từng thấy sau cơn thịnh nộ của thủy thần càn quét. Quá sốc vì những mất mát, nhiều ông chủ té xỉu phải vào viện cấp cứu...

SXNN đặc biệt là ngành chăn nuôi ở các tỉnh miền Trung đang gánh chịu những thiệt hại chưa từng thấy sau cơn thịnh nộ của thủy thần càn quét. Quá sốc vì những mất mát, nhiều ông chủ té xỉu phải vào viện cấp cứu...

Sau lũ, nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm đang báo động.

Về Hà Tĩnh những ngày này, khi nước lũ đã rút, người nông dân mới lại kịp hoàn hồn để xem lại những ruộng vườn, ao chuồng - những tài sản mà họ đã chắt chiu bao vốn liếng đổ vào còn lại những gì. Xã Cẩm Vịnh - rốn lũ của huyện Cẩm Xuyên gần một tuần sau lũ, xác súc vật đã bốc mùi nằm ngổn ngang khắp đường làng ngõ xóm.

Vừa tất tưởi trở về từ Bệnh viện TP Hà Tĩnh, anh Nguyễn Văn Quý, chủ trang trại gà thịt tại xã Cẩm Lĩnh dẫn tôi ra khu trang trại đã nát bét, mặt thất thần kể: "Nước lên cao và nhanh quá, không thể chuyển kịp. Mà cũng không biết chuyển đi đâu. 600 con gà thịt toàn cỡ 6-7 lạng, dự tính nuôi để bán Tết hoặc trôi hoặc chết ngạt hết. Chỉ vớt được 50 con, nhưng sau lũ đang bị dịch ỉa chảy, chắc cũng chết nốt". Mặt anh Quý tối sầm lại: "Bố em tuổi già, mấy ngày cầm cự vớt gà, ngâm nước lũ, lại xót của quá nên gà chết sạch thì ông cụ cũng lăn ra ốm, vừa nhập viện 2 ngày trước".

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Cẩm Vịnh, đã có hơn 15 con trâu bò, hàng nghìn con lợn của xã bị chết hoặc trôi theo lũ. Riêng thiệt hại về gia cầm thì chưa thể thống kê. Tính đến ngày hôm qua, lực lượng xung kích của xã Cẩm Lĩnh đã thu nhặt, chôn cất được hơn 160 con lợn trôi dạt rải rác khắp đường làng ngõ xóm.

Anh Nguyễn Văn Quý (xã Cẩm Lĩnh) bên trang trại gà đã tan nát vì lũ.

Ông Nguyễn Văn Chiến- Chủ tịch xã lo ngại, không những gia súc gia cầm chết đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mà số trâu bò thoát nạn sau lũ, do bị ngâm nước lâu ngày nên đa số đang có biểu hiện sưng tấy, lở loét chân. Cẩm Vịnh lại là địa bàn thường xuyên xẩy ra dịch LMLM nên nguy cơ dịch bệnh gia súc gia cầm đang đặt ở cấp báo động đỏ.

Ông Nguyễn Văn Việt, Phó GĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho biết, ngày 22/10, Hà Tĩnh vừa công bố hết dịch LMLM. Tuy nhiên, do suốt thời gian lũ bị cấm đường nên lượng gia súc gia cầm ách tắc lại tại Hà Tĩnh rất lớn nên nguy cơ bùng phát dịch tai xanh, LMLM trở lại đã cận kề. Sở NN-PTNT Hà Tĩnh đề nghị UBND tỉnh thành lập "nóng" 2 chốt kiểm dịch ở 2 đầu QL1A tại Kỳ Anh và Nghi Xuân. Tại các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn... cũng vừa lập thêm các chốt kiểm dịch ngay khi lũ vừa rút.

Theo báo cáo mới nhất của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, đến thời điểm này, Hà Tĩnh đã có hơn 1.000 con trâu bò, gần 16 nghìn con lợn và gần 720 nghìn con gia cầm chết trong 2 đợt lũ vừa qua với thiệt hại trên 100 tỉ đồng. Bên cạnh đó, hơn 14 nghìn hecta cây vụ đông nông dân đã xuống giống bị xóa sổ hoàn toàn.

Một vấn đề đáng lo nữa, trong khi mùa đông đang đến thì sau lũ, hầu hết số rơm khô dân tích trữ cho trâu bò ăn vào mùa đông đã bị thối hoàn toàn, ruộng đồng, bờ kênh bị sỏi đá, bùn san lấp nên nông dân không chỉ lo cái ăn vào miệng mà con lo kiếm thức ăn cho gia súc từng ngày.

Tại Quảng Bình, thống kê sơ bộ đến thời điểm này cũng đã có gần 29 nghìn con lợn, gần 3.000 trâu bò và hơn nửa triệu con gia cầm chết. Hàng nghìn hecta cây vụ đông cùng toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản của Quảng Bình cũng bị lũ phá sạch sành sanh với thiệt hại không thua kém Hà Tĩnh. Ông Lương Đình Quyết, chủ trang trại lợn có cỡ tại phường Thuận Đức (TP Đồng Hới) thẫn thờ như người mất hồn nhìn khu chuồng trống hoác cho biết, toàn bộ đàn lợn hơn 1.000 con đã bị trôi sạch theo lũ.

 Theo ông Quyết, lo ngại nhất sau lũ là nguy cơ xẩy ra dịch. Hiện tại, hơn 70 con lợn sống sót qua lũ đã bị mắc dịch tả nặng. Vì vậy, ông Quyết nhận định, ít nhất phải 3 tuần nữa, các trang trại mới có thể bắt đầu vào giống khôi phục SX. Trước tình hình này, Sở NN-PTNT Quảng Bình cũng lo ngại dự báo từ nay đến Tết Nguyên đán, miền Trung sẽ bị thiếu thịt và thực phẩm nghiêm trọng nếu không có cơ chế để nhanh chóng tái đàn.

Theo nhận định của Sở NN-PTNT Quảng Bình, một số huyện như Minh Hóa, Lệ Thủy, Tuyên Hóa... nông dân sẽ có nguy cơ thiếu đói và thiếu lương thực, thực phẩm ít nhất trong 5 tháng sắp tới. Trước tình hình cấp bách này, Sở NN-PTNT Quảng Bình cho biết sẽ hỗ trợ 10 triệu đồng/trang trại chăn nuôi lớn bị thiệt hại với mục đích không để các trang trại trống chuồng sau lũ.

Bên cạnh đó, tỉnh này đang cần TƯ hỗ trợ gấp hơn 50 tấn ngô giống để hỗ trợ ngay cho nông dân vãi với mật độ dày dùng làm thức ăn xanh gấp cho gia súc khi mùa đông cận kề, cùng hơn 13 tấn giống rau ngắn ngày để giải quyết nhu cầu thực phẩm. Sở NN-PTNT các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cũng có những đề nghị tương tự.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm