| Hotline: 0983.970.780

Lũ lụt ở Trung Quốc tăng nguy cơ mất an ninh lương thực

Thứ Tư 22/07/2020 , 11:11 (GMT+7)

Lũ lụt ở Trung Quốc gần hai tháng nay ở khắp các tỉnh thành trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa dứt, khiến nhiều chuyên gia đặt ra dấu hỏi về an ninh lương thực.

Dự trữ lương thực đủ dùng cả năm

Mặc dù hiện nguồn cung và lượng dự trữ thực phẩm của Trung Quốc, nhất là ngũ cốc khá tốt, tuy nhiên cần có sự nỗ lực phối hợp đồng bộ để đảm bảo mọi người dân không bị thiếu đói, đặc biệt là ở các khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt.

Trung Quốc vừa phải cảnh báo lũ lụt nghiêm trọng trên lưu vực ba con sông Dương Tử, Hoàng Hà và Hoài Hà đe dọa nhấn chìm nhiều địa phương. Ảnh: Weibo

Trung Quốc vừa phải cảnh báo lũ lụt nghiêm trọng trên lưu vực ba con sông Dương Tử, Hoàng Hà và Hoài Hà đe dọa nhấn chìm nhiều địa phương. Ảnh: Weibo

Những lo ngại mới về nguy cơ bất ổn an ninh lương thực và khủng hoảng dinh dưỡng tại quốc gia đông dân số nhất thế giới vào thời điểm này là hoàn toàn có cơ sở là bởi ngay từ đầu năm 2020, chính phủ nước này đã triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của đại dịch coronavirus. Dịch bệnh nguy hiểm vốn đã làm gián đoạn sản xuất, chế biến, vận chuyển, tiếp thị và giao thương hầu hết các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong tháng 2 và tháng 3.

Và rất may là đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc sau đó đã được kiểm soát cơ bản và nền kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm vài tháng qua đã ở giai đoạn phục hồi. Bằng nhiều chính sách khác nhau, chính phủ đã huy động mọi nguồn lực, nền tảng công nghệ để tháo gỡ những bế tắc trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, giúp giảm thiểu tác động của các cú sốc.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Trung Quốc, trong bối cảnh hiện tại thì an ninh lương thực không đáng lo ngại bởi lượng dự trữ tốt, đặc biệt là các nhóm mặt hàng gạo, lúa mì và ngô đã đạt sản lượng tốt trong niên vụ 2019 và sau đó là vụ thu hoạch hè năm 2020 cũng tăng 0,9%.

Binh sỹ quân đội Trung Quốc tham gia hoạt động cứu hộ lũ lụt tại khu tự trị Trùng Khánh hồi đầu tháng 7/2020. Ảnh: AFP.

Binh sỹ quân đội Trung Quốc tham gia hoạt động cứu hộ lũ lụt tại khu tự trị Trùng Khánh hồi đầu tháng 7/2020. Ảnh: AFP.

Khó đạt mục tiêu xóa nghèo

Các nguồn tin chính phủ cũng cho biết, hiện lượng ngũ cốc trong kho dự trữ quốc gia có thể dư sức nuôi sống người dân trong cả năm - bằng chứng là giá cả mặt hàng lương thực vẫn ổn định. Tuy nhiên giá các loại thịt và rau xanh đã tăng trong tháng 6, là một chỉ dấu cho thấy cần có những nỗ lực phối hợp để ngăn chặn sự thiếu hụt các loại thực phẩm này trong thời gian tới.

Hôm 8 tháng 7, liên Bộ Tài chính và Bộ Quản lý Khẩn cấp đã phân bổ 615 triệu nhân dân tệ (88 triệu USD) để cứu trợ thiên tai cho các vùng bị lũ lụt, chủ yếu là người dân các tỉnh miền nam gồm An Huy, Giang Tây, Hồ Bắc và Quý Châu, khu tự trị Quảng Tây và Trùng Khánh. Trong đó 430 triệu nhân dân tệ được chi cho các hoạt động kiểm soát lũ lụt, phần còn lại dành cho các hoạt động cứu hộ và cứu trợ.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, chính phủ Trung Quốc cần phải quan tâm hỗ trợ nhiều hơn cho các khu vực bị ảnh hưởng và nhất là nông dân để họ sớm có thể phục hồi sau lũ lụt. Ví dụ như trợ cấp hạt giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi cho nông dân phục hồi sản xuất để đề phòng nguy cơ thiếu lương thực vào mùa thu, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến khâu sản xuất rau xanh và vật nuôi, giúp cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của người tiêu dùng.

Ngoài ra, một lý do khác nữa là Trung Quốc đã cam kết xóa nghèo triệt để vào cuối năm 2020 nên chính phủ cần phải có những nỗ lực đặc biệt để đảm bảo nông dân không bị ảnh hưởng dưới tác động kép của đại dịch Covid-19 và thiên tai. Theo đó, các chương trình bảo trợ xã hội cần được đẩy mạnh ở các khu vực nông thôn có người nghèo cũng như các nhóm người dễ bị tổn thương.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc và các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) cũng cần phát triển các giống lúa cũng như công nghệ canh tác nhằm phát triển khả năng chống chịu lũ lụt và hạn hán, sóng lạnh bất thường hoặc sức chịu mặn tốt hơn các giống thông thường.

Đại dịch cùng với biến đổi khí hậu, gây ra các dạng thức thời tiết cực đoan thường xuyên hơn cũng khiến cho các mối đe dọa sâu bệnh gây hại cho cây trồng và vật nuôi ngày một tăng cũng là một cảnh báo không chỉ đối với riêng Trung Quốc mà cả thế giới để đổi mới hệ thống sản xuất nông nghiệp và thực phẩm của nông dân trở nên thích nghi hơn trước những cú sốc.

Bài viết thể hiện quan điểm của giáo sư Fan Shenggen (Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, nguyên tổng giám đốc Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế có trụ sở tại Washington DC - Mỹ).

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất