| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai 3 dòng GS9

Thứ Hai 26/11/2012 , 10:27 (GMT+7)

Hiếm có giống lúa lai nào được nông dân đón nhận nhanh như GS9.

Vào Việt Nam từ năm 2010, sau hai vụ khảo nghiệm, nhờ năng suất, chất lượng vượt trội nên tháng 8/2011 giống lúa lai 3 dòng GS9 được Bộ NN-PTNT công nhận giống Quốc gia và trở thành giống lúa chủ lực trong cơ cấu của nhiều địa phương. Hiếm có giống lúa lai nào được nông dân đón nhận nhanh như GS9.

NĂNG SUẤT VƯỢT TRỘI

Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, bài toán an ninh lương thực với các địa phương trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Việc đưa vào SX các giống lúa lai năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh cả vụ xuân và vụ mùa là cần thiết.

Nắm bắt được xu thế, Cty CP Đại Thành (Bắc Ninh) đã phối hợp với tập đoàn nông nghiệp hàng đầu SL Agritech của Philippines chuyển giao và phân phối giống lúa lai 3 dòng GS9 tại VN (GS9 là sản phẩm được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Tập đoàn SL Agritech), ngay lập tức GS9 đã lấy được cảm tình của nông dân VN.

Ông Nguyễn Văn Khoát, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh  chia sẻ, là tỉnh có diện tích canh tác nông nghiệp thuộc diện hạn hẹp, chỉ từ 35.000 - 36.000 ha/năm, chính vì vậy, Bắc Ninh luôn xác định lúa lai là giải pháp ưu tiên hàng đầu để nâng cao năng suất, chất lượng. Năm 2012, diện tích lúa lai chất lượng cao tại Bắc Ninh chiếm 50 - 60% cơ cấu, trong đó lúa lai 3 dòng GS9 chiếm 12%. Đây là bước đột phá trong việc mạnh dạn đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào SX trên diện rộng của tỉnh.

“Bắt đầu từ năm 2011, tỉnh Bắc Ninh đã có chủ chương mở rộng diện tích lúa lai GS9 sau khi nhận thấy năng suất, chất lượng vượt trội của giống lúa này. Qua khảo nghiệm trên mọi chân đất, lúa lai GS9 bộc lộ rất nhiều ưu điểm của các giống lúa lai khác cộng lại. Đặc biệt, giống có thể cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa nên chúng tôi luôn khuyến cáo người dân sử dụng ở những năm tiếp theo”, ông Khoát nhấn mạnh.

Là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh tiếp cận với giống lúa lai 3 dòng GS9, ông Nguyễn Văn Thường, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Yên Phong khẳng định, giống lúa lai GS9 có sức sinh trưởng, phát triển rất tốt, cứng cây, bông dài, hạt sít, chống chịu được sâu bệnh khá. Năng suất vụ mùa vừa qua đều đạt 7,5 - 8 tấn/ha, nơi thâm canh cao đạt 10 tấn/ha.

Trong những giống lúa lai nhập nội tại VN, GS9 thuộc nhóm giống lúa có khả năng thích nghi rộng trên nhiều chân đất. Hiện, GS9 đã có mặt ở hàng chục tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt tại khu vực miền núi phía Bắc, ĐBSH, duyên hải miền Trung.

Vụ xuân năm 2012 huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đặc cách nâng diện tích lúa lai GS9 từ 40 lên 800 ha sau khi nhận thấy năng suất vượt trội của giống. Theo kỹ sư Nguyễn Văn Đạt, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu, năm 2009 địa phương bắt đầu đưa giống lúa lai 3 dòng GS9 vào khảo nghiệm, kết qủa nhiều vụ cho thấy giống khả năng chống chịu và năng suất rất cao. Phòng Nông nghiệp lập tức tham mưu cho UBND huyện đưa giống lúa GS9 vào SX diện rộng vụ xuân 2012 với diện tích 800 ha. Nhờ vậy có được vụ mùa bội thu khi năng suất luôn đạt 8 - 9 tấn/ha, cao nhất từ trước tới nay.

CHỐNG CHỊU TỐT

Ngoài những ưu điểm như năng suất cao, chất lượng gạo khá, lúa lai 3 dòng GS9 qua quá trình khảo nghiệm cho thấy khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết cực kỳ tốt. Anh Nguyễn Tường Nguyên, Phó Chủ tịch xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu phấn khởi khi địa phương tìm được giống lúa mới có khả năng chống chịu tốt sâu bệnh, đặc biệt bệnh đạo ôn ở vụ xuân và bạc lá ở vụ mùa.

Ông Ngô Xuân Hanh, Chủ nhiệm HTX Đông Thượng, xã Khánh Thượng (Yên Mô, Ninh Bình): Sau khi tham quan mô hình lúa lai GS9 năm 2011, năm 2012 chúng tôi mạnh dạn đưa giống này vào SX trên 110 ha. Đây là giống có tỷ lệ nảy mầm cao, chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, chống chịu được bệnh khô vằn, đạo ôn và bạc lá.

Tại miền Trung, Thanh Hóa là một trong những tỉnh có diện tích lúa lai cao nhất. Mặc dù trong cơ cấu giống của tỉnh đã có khá nhiều giống lúa lai thương hiệu nhưng năm 2012, tỉnh Thanh Hóa vẫn quyết định đưa giống GS9 vào cơ cấu cấu và trở thành giống chủ lực gieo cấy trên cả vụ xuân và mùa.

Ông Nguyễn Thế Hổ, Chủ nhiệm HTX Thăng Bình, huyện Nông Cống chia sẻ, năm 2012 sau khi căn cứ vào bộ giống lúa lai trên thị trường, HTX đã quyết định đưa vào gieo trồng 80 ha lúa lai GS9 vì nhận thấy đây là giống có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt.

Là người trực tiếp chỉ đạo SX, theo dõi mô hình lúa lai GS9 tại HTX Thăng Bình, ông Hổ tâm đắc nhất việc giống lúa GS9 có bộ lá và thân rất cứng, không bị đổ ngã nên dễ thu hoạch. Đặc biệt, giống chịu rét cực tốt, tỷ lệ nảy mầm cao, lúa đẻ nhánh tập trung, tỷ lệ rảnh hữu hiệu cao, không tốn mạ khi cấy hoặc gieo sạ.

Còn yếu tố khiến Chủ nhiệm HTX Hà Lai, huyện Hà Trung, chị Nguyễn Thị Lý chọn GS9 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ xuân 125 - 130 ngày, vụ mùa 105 - 110 ngày nên kịp làm vụ đông. Chị Lý cho biết, từ vụ xuân 2013, giống lúa lai GS9 sẽ được HTX cơ cấu là giống chủ lực để thay thế các giống lúa lai có biểu hiện thoái hóa.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.