| Hotline: 0983.970.780

Lúa ma - Nỗi oan cho giống!

Chủ Nhật 26/09/2021 , 08:43 (GMT+7)

Hiện nay tại một số địa phương đang có hiện tượng lúa ma, và cứ thấy vậy bà con đổ ngay cho giống bị lẫn.

Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu và thảo luận để có cái nhìn công bằng hơn.

Lúa ma có sức sống rất mạnh mẽ, phát tán đi rất xa (Ảnh minh họa).

Lúa ma có sức sống rất mạnh mẽ, phát tán đi rất xa (Ảnh minh họa).

Lúa cỏ (hay còn gọi là lúa ma, lúa trời, lúa hoang) có tên khoa học là Oryza Rufipogon. Lúa ma đã từng gặp ở Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam (các tỉnh Long An, Bình Thuận từng chịu thiệt hại do lúa ma trong thập niên 1990).

Đặc điểm nhận dạng

Lúa ma rất giống lúa thường. Ở giai đoạn đầu sinh trưởng nhanh, lúa trổ bông sớm hơn một chút, có râu dài, hoặc không có râu, tỉ lệ lép cao

Đặc biệt là rất dễ rụng hạt khi có một cơn gió thoảng qua. Khi lúa chín, chỉ cần dùng tay gạt nhẹ là hạt lúa ma đã rụng tơi tả, làm mất năng suất khi thu hoạch.

Với những tác động cơ giới khi thu hoạch lúa thì hầu như chỉ còn lại cọng rơm. Vì vậy bà con ngại thu hoạch, lúa sẽ tồn tại lâu ở ruộng để sinh trưởng tạo điều kiện lây lan ở vụ kế tiếp.

Lúa ma có sức sống rất “mãnh liệt”, khi rụng xuống hạt bị vùi trong đất có thể duy trì sức nảy mầm trong vài năm, mật độ cứ thế mà tích tụ dần qua các vụ khiến tỷ lệ lúa ma trong ruộng tăng dần theo cấp số nhân, nhiều khi lúa ma sinh trưởng mạnh át cả lúa trồng.

Mặt khác cũng có sự giao phấn (tỷ lệ nhỏ) với lúa thường mà bà con gieo cấy, việc tự để giống từ những khu vực này khiến các dạng lúa phân ly với tính trạng xấu trở lên phức tạp hơn.

Một đặc tính rất “khôn ngoan” của lúa ma là có râu khá dài, dễ dàng nổi trên mặt nước rồi lan truyền đi nơi khác qua các kênh tưới, tiêu. Cũng vì râu dài nên chim, chuột cũng khó ăn, cộng với sức sống và duy trì nảy mầm tốt… nên lúa ma ngày càng bùng phát.

Tất cả các đặc điểm đó khiến lúa ma tiềm ẩn nguy cơ phát triển và lan rộng, gây hại không kém bất cứ loại dịch hại nào. Nên những ruộng mà có hiện tượng lúa ma thường là những ruộng ở cuối dòng chảy của hệ thống tưới tiêu.

Vụ mùa 2018, hiện tượng này xuất hiện ở huyện Yên Khánh (Ninh Bình). Có 3 mảnh ruộng với diện tích ước 6 - 7 sào Bắc bộ có tỷ lệ cây lúa ma khá cao (trên 60%). Nhìn cả ruộng như cấy lúa “hom”, khi khua tay rung cây lúa, lúa rụng gần hết hạt. Ruộng này coi như thất thu. Nhiều ruộng khác quan sát tỷ lệ cây lúa như vậy cũng chiếm 5 - 7%.

Biện pháp phòng trị

Trước đây lúa ma xuất hiện nhiều ở miền Nam, giờ đã có mặt ở miền Bắc. Với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, mùa vụ thu hoạch diễn ra liên tục từ Nam ra Bắc (miền Nam thu hoạch sớm hơn), máy gặt cũng “chu du” từ Nam ra Bắc và không ít thì nhiều trong máy cũng sẽ có nhưững tàn dư, mầm mống của lúa ma cũng theo đó mà phát tán đi.

Dưới đây là 1 số giải pháp mà Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chuyên môn cần hết sức cảnh giác, kịp thời phát hiện để ngăn chặn sớm, tránh để lúa ma có nguy cơ lan rộng và gây thiệt hại lớn:

- Tích cực điều tra, phát hiện tình trạng lúa ma trên đồng ruộng, đánh giá mức độ cũng như tỷ lệ lúa ma xâm nhiễm, khoanh vùng các địa phương có tỷ lệ và nguy cơ cao.

Trước kia lúa ma chỉ có ở miền Nam, hiện đã di thực ra các tỉnh miền Bắc (Ảnh minh họa).

Trước kia lúa ma chỉ có ở miền Nam, hiện đã di thực ra các tỉnh miền Bắc (Ảnh minh họa).

- Đối với ruộng lúa đang bị lúa ma xâm nhiễm tỷ lệ thấp cần phải cắt bỏ triệt để ngay khi lúa mới trổ, cắt sâu sát gốc để không thể bắn lúa chét.

Những diện tích lúa bị nhiễm lúa cỏ từ 70 - 80% cần tận thu, cắt sát gốc, không để lẫn với nguồn lúa giống. Sau khi thu hoạch, phơi khô rơm, rạ và vun gọn tiến hành đốt để tiêu diệt tàn dư.

- Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phân hủy xellulo phun đậm trên mặt ruộng sao cho các hạt lúa ma (có râu dài) rụng xuống mặt đất được tiếp xúc với chế phẩm này.

Chế phẩm Trichoderma sẽ phân hủy xellulo vỏ trấu và làm mất sức nảy mầm của hạt lúa ma.Khi thời tiết còn thuận lợi, nền nhiệt còn cao, lấy nước và tiến hành lồng bừa nông, san phẳng rồi gạn nước (như gieo mạ) để mồi cho lúa ma nẩy mầm.

Khi cây mạ có 4 - 5 lá tiến hành lấy nước cày lật úp, làm đất nhuyễn để tiêu diệt. Biện pháp này phải làm lặp lại 2 - 3 lần mới có thể diệt được hết hạt lúa ma bị vùi trong tầng canh tác.

- Vận động, tuyên truyền nông dân nếu gieo cấy ở vụ sau không nên gieo vãi, tốt nhất là cấy thẳng hàng hoặc sạ thẳng hàng để tiện quản lý và khử bỏ lúa ma sớm, ngay từ khi lúa đang trổ. Bà con nông dân không sử dụng giống tự để.

(Tổng hợp từ tài liệu Công ty Mahyco)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm