| Hotline: 0983.970.780

Lung linh sắc màu dân gian trong Đêm hội 3N

Thứ Sáu 28/04/2023 , 14:51 (GMT+7)

'Đêm hội 3N' bao gồm các tiết mục âm nhạc dân gian và trình diễn áo dài truyền thống, hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững.

 

Tối 26/4, tại khách sạn Sheraton Hanoi (Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội) diễn ra chương trình trình diễn nghệ thuật Đêm hội 3N với các tiết mục biểu diễn trang phục áo dài truyền thống, biểu diễn ca múa nhạc truyền thống và đương đại…

 

Từ trái qua, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sỹ Christian Hoffer, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn tham dự Đêm hội 3N.

 

Chương trình Đêm hội 3N do Bộ NN-PTNT tổ chức, chào mừng Hội nghị Toàn cầu Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, qua đó giới thiệu quảng bá với bạn bè quốc tế về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam.

 

Đêm hội có sự tham dự của gần 200 đại biểu quốc tế đến từ các quốc gia, cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế; lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Hội Nông dân Việt Nam; đại diện các cơ quan, đoàn thể, ban ngành liên quan; đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước; các nghệ sĩ, ban nhạc, nhà thiết kế, người mẫu, Top hoa hậu nổi tiếng trong nước và quốc tế; đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình…

 

"Đêm hội 3N" có sự góp mặt của nhạc trưởng tài hoa Đồng Quang Vinh cùng 30 nhạc công, tạo nên bữa tiệc âm nhạc dân gian phong phú và nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, chương trình có màn trình diễn của 20 người mẫu trong trang phục áo dài truyền thống của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam.

 

Tại đêm hội, những bộ sưu tập áo dài truyền thống và nghệ thuật của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam cũng như cảm hứng từ quốc kỳ và di sản tiêu biểu của các quốc gia trên thế giới được giới thiệu tới quan khách qua màn trình diễn của các siêu mẫu, Top hoa hậu Việt Nam.

 

Bên cạnh đó, nhạc nền biểu diễn mang đậm âm hưởng dân gian truyền thống đến từ dàn nhạc dân tộc, dàn nhạc tre nứa, nhóm múa Sức sống mới cùng dàn hợp xướng quốc tế Hanoi Voices cũng là điểm nhấn để giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế nét tiêu biểu trong âm nhạc truyền thống Việt Nam.

 

Phần văn nghệ chào mừng gồm các tiết mục: "Tài tử cải lương"; "Múa nón quai thao"; "Dân ca 3 Miền"; Dàn nhạc hòa tấu: "Gà gáy sáng + O sole Mio". Đặc biết tiết mục múa, hát "Hát văn" gây được ấn tượng mạnh đối với các quan khách quốc tế.

 

Đặc biệt, có sự trình diễn bộ sưu tập Áo dài "Liên Hoa" là quốc hoa của Việt Nam, kết hợp với tiết mục "Liên khúc Nhạc cung đình": Tứ Quý - Lưu Thủy Kim Tiền - Xuân phong Long Hổ và "Nàng thơ xứ Huế" làm nhạc nền do dàn nhạc dân tộc thực hiện.

 

Trình diễn BST Áo dài "Miền di sản" kết hợp với các tiết mục "Tiếng vọng ngàn năm" (Đàn đá và dàn nhạc); "Ấn tượng Hội An" (Hòa tấu); Liên khúc dân ca "Bèo dạt mây trôi - Lý ngựa ô" (Dàn nhạc và hợp xướng quốc tế).

 

Theo nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, tà áo dài Việt Nam có sức mạnh tiềm ẩn, ở nhiều phương diện. Không chỉ là trang phục truyền thống mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, tà áo dài Việt Nam còn góp phần thúc đẩy du lịch, văn hóa, kinh tế phát triển theo nhiều cách.

 

Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh vừa là người dàn dựng, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và dàn nhạc dân tộc, đồng thời là nghệ sĩ biểu diễn điêu luyện các loại nhạc cụ dân tộc, đại diện Việt Nam diễn tấu tại các Festival Âm nhạc dân tộc quốc tế ở Trung Quốc, Pháp, Việt Nam.

 

Bộ áo dài được thiết kế với cảm hứng từ quốc kỳ Việt Nam kèm theo những hoa văn đặc trưng của nền văn hóa dân gian Việt Nam.

 

Trình diễn BST Áo dài "Thế giới như tôi thấy" kết hợp các tiết mục "Việt Nam chào đón" và "Nhân loại và Đại dương" (Hòa tấu Dàn nhạc) cùng "La Mer", "Hello Vietnam" (Dàn nhạc và hợp xướng quốc tế).

 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sĩ Christian Hofer tặng hoa cảm ơn và chụp ảnh lưu niệm cùng NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam và nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.

Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' mừng đại lễ 30/4 và 1/5

Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' mừng đại lễ 30/4 và 1/5

Văn hóa 17:40

TP.HCM Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam ra mắt phục vụ khán giả TP Hồ Chí Minh nhân dịp mừng đại lễ 30/4 và 1/5.

Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

Văn hóa 17:07

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh

Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh

Văn hóa 10:53

NINH BÌNH Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Hưởng ứng cuộc thi sáng tác ca khúc về Tòa án nhân dân

Hưởng ứng cuộc thi sáng tác ca khúc về Tòa án nhân dân

Văn hóa 07:28

Tác phẩm có thể được thể hiện dưới mọi phong cách, thể loại âm nhạc của ca khúc và không giới hạn số lượng tác phẩm tham dự cuộc thi...

Chuyện tình khó quên của tác giả ‘Tiến về Sài Gòn’

Chuyện tình khó quên của tác giả ‘Tiến về Sài Gòn’

Văn hóa 07:06

Chuyện tình khó quên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, tác giả ca khúc ‘Tiến về Sài Gòn’ được hé lộ trong chương trình Nông nghiệp Radio lúc 20h tối nay 27/4.

Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Văn hóa 16:01

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm