| Hotline: 0983.970.780

'Ma Covid' phủ bóng kinh tế thế giới

Thứ Bảy 15/02/2020 , 10:02 (GMT+7)

Dịch viêm phổi cấp chết người đã tác động tiêu cực đến tiêu dùng, du lịch và công nghiệp xuyên khắp Trung Quốc và lan sang nhiều nền kinh tế thế giới.

Nhiều ngành công nghiệp bị ngưng trệ do phản ứng theo chuỗi sản xuất

Nhiều ngành công nghiệp bị ngưng trệ do phản ứng theo chuỗi sản xuất

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, cuộc khủng hoảng đang leo thang có thể sẽ gây ra những hệ lụy lâu dài đối với nền kinh tế thế giới.

Ông Naoto Saito, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Daiwa dự đoán, dịch bệnh Covid-19 sẽ giáng một đòn nặng vào nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt đối với khu vực vận tải và du lịch khiến GDP của nước này giảm xuống dưới 5% trong quý I năm nay. Các dự báo hồi đầu tháng này chỉ là 6%.

Chuyên gia kinh tế Viện Nghiên cứu Daiwa, Naoto Saito

Chuyên gia kinh tế Viện Nghiên cứu Daiwa, Naoto Saito

Vị chuyên gia này nhận định, sự sụt giảm GDP của Trung Quốc chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến dòng chảy toàn cầu so với hồi dịch  SARS năm 2003 khi lúc đó nền kinh tế của Trung Quốc chỉ bằng một phần tư quy mô hiện nay.

Giới phân tích tại Nhật Bản cho biết, ngay cả trong một viễn cảnh lạc quan nhất là Bắc Kinh cùng với sự trợ giúp của quốc tế có thể kiểm soát được dịch bệnh trong vòng vài tháng tới thì GDP của Nhật Bản cũng có thể sẽ tăng trưởng chậm lại từ 0,09% đến 0,2%. Còn nếu cuộc chiến chống dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến hết năm thì GDP có thể sụt giảm tới 0,9%.

Trong khi đó, ông Takahide Kiuchi, chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu Nomura cho hay, tiên lượng trung và dài hạn đối với nền kinh tế Nhật Bản là không tốt. Tác động tức thời là ngành du lịch - dịch vụ Nhật Bản vốn đã phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng thời gian qua do căng thẳng với Hàn Quốc, nay tình hình sẽ càng thê thảm hơn khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang phải chật vật đối phó với Covid.

Chuyên gia kinh tế Viện Nghiên cứu Nomura, Takahide Kiuchi

Chuyên gia kinh tế Viện Nghiên cứu Nomura, Takahide Kiuchi

 Chính con virus Corona đẩy ngành du lịch đến bờ vực do các quốc gia đều không khuyến khích người dân đi lại. Và điều này có thể dẫn đến việc giảm dòng chảy đầu tư vào ngành công nghiệp.

Theo ông Kiuchi, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một số quốc gia sẽ áp dụng một loạt các biện pháp để kích thích thị trường hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ. Thậm chí các nước nhỏ hơn có thể cắt giảm lãi suất.

Đến thời điểm này, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bơm hơn 170 tỷ USD vào thị trường tài chính. Tuy nhiên, việc bơm tiền một cách dễ dàng để kích thích các hoạt động kinh tế có thể nảy sinh những hạn chế, như người dân sẽ thắt lưng buộc bụng, sụt giảm mạnh tiêu dùng.

Dự báo tăng trưởng GDP quý I/2020 của Trung Quốc giảm mạnh vì dịch viêm phổi cấp

Dự báo tăng trưởng GDP quý I/2020 của Trung Quốc giảm mạnh vì dịch viêm phổi cấp

Do vậy, ông Kiuchi tin rằng, Ngân hàng trung ương Nhật Bản, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ rất khó làm giống như Trung Quốc.

Cả hai vị chuyên gia Nhật Bản đều thống nhất quan điểm, nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu có thể sẽ phải hứng chịu tình cảnh ảm đạm này ít nhất thêm vài tháng nữa.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.