| Hotline: 0983.970.780

Màn 'ảo thuật' hoán đổi chủ nhân 400 triệu đồng của Vietinbank chi nhánh Yên Bái

Thứ Năm 08/11/2018 , 07:15 (GMT+7)

Tự tay nộp 400 triệu đồng vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Yên Bái (gọi tắt là ngân hàng), nhưng vợ chồng bà Tô Thị Cảnh và ông Đỗ Văn Dũng (thôn Bình Sơn, xã Văn Tiến, TP Yên Bái) bị mất trắng.

Bởi số tiền trên đã bị ngân hàng “hoán đổi” chủ nhân.
 

Ngân hàng “ăn cây táo, rào cây sung”?

Đầu năm 2018, ông Đỗ Văn Dũng làm đơn tố cáo Cơ quan Cảnh sát điều tra TP Yên Bái về việc vi phạm quy trình nghiệp vụ, lợi dụng sự tín nhiệm của khách hàng để thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tiền, chiếm giữ tài sản trái phép, xảy ra tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Yên Bái.

15-38-26_vietinbnk-yenbi-1
Ông Đỗ Văn Dũng bức xúc vì gần 1 năm trôi qua, gia đình ông vẫn chưa nhận lại được 400 triệu đồng đã nộp cho ngân hàng

Theo đơn tố cáo, ngày 5/11/2017, vợ chồng ông Dũng được một người quen giới thiệu chị Lê Thị Trang (cán bộ quan hệ khách hàng của Vietinbank chi nhánh Yên Bái) để làm thủ tục thế chấp tài sản vay số tiền 500 triệu đồng. Sau khi vay được số tiền trên, vợ chồng ông mang số tiền trên để đầu tư phát triển kinh tế.

Dựa vào mối quen biết này, ngày 15/12/2017, chị Trang gọi điện cho ông Dũng nhờ ông cho vay 400 triệu đồng với mục đích đáo nợ cho một khách hàng khác là vợ chồng bà Tô Thị Thanh và Nguyễn Văn Nghiệp (ở thôn Trung Tâm, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình).

Ông Dũng cho biết: “Ban đầu tôi không đồng ý, nhưng sau đó chị Trang nói tôi cứ nộp vào ngân hàng 400 triệu đồng và nếu không giải ngân được thì khoảng 1 giờ sau tôi nộp thêm 100 triệu đồng nữa để trả cho ngân hàng Vietinbank tổng số tiền 500 triệu đồng mà tôi đã vay vào ngày 15/11/2017, rút sổ đỏ đã thế chấp về”. Vì quá tin tưởng nhân viên ngân hàng, nên vợ chồng ông Dũng đã đồng ý giúp đỡ.

Theo trích xuất hình ảnh camera tại phòng giao dịch Minh Tân – Ngân hàng Vietinbank Yên Bái và lời khai của các các bên liên quan tại Cơ quan cảnh sát điều tra, đều thể hiện: Bà Tô Thị Cảnh (vợ ông Dũng) tự tay lấy tiền trong túi bóng đỏ mang theo đưa trực tiếp cho nhân viên thu ngân kiểm đếm mà không nói gì. Tuy nhiên, nhân viên thu ngân đã hiểu (tự suy diễn) rằng bà Cảnh đưa tiền để giúp ông Nghiệp thanh toán khoản tiền còn thiếu với ngân hàng.

Ông Đỗ Văn Dũng cho biết: “Tại thời điểm vợ tôi chuyển số tiền vào ngân hàng, cán bộ thu ngân đã không hỏi vợ chồng tôi số tiền này là chuyển vào để nhằm mục đích gì? Không đưa cho vợ tôi bất kỳ hóa đơn, chứng từ gì liên quan đến việc gia đình tôi nộp tiền mà cứ thế cho vào máy đếm rồi cất vào két sắt”.

Sau khi gửi tiền vào ngân hàng, chị Trang (cán bộ quan hệ khách hàng của ngân hàng) hẹn vợ chồng ông Dũng quay lại ngân hàng vào 14h00 chiều cùng ngày để lấy 400 triệu đồng (vừa nộp vào buổi sáng) và nộp thêm 100 triệu đồng để lấy sổ đỏ ra.

Nhưng, khi đến ngân hàng theo lịch hẹn, chị Trang thông báo là do vợ chồng bà Tô Thị Thanh và ông Nguyễn Văn Nghiệp nợ xấu ngân hàng, nên hiện tại ngân hàng không giải ngân để trả lại số tiền 400 triệu đồng cho vợ chồng ông Dũng được nữa. Ông Dũng phải tự tìm gặp vợ chồng bà Thanh để viết giấy vay nợ hộ.

Ông Dũng không đồng ý, bởi vợ chồng ông chưa bao giờ có bất cứ giao dịch, thỏa thuận vay – mượn tiền gì với vợ chồng bà Thanh - ông Nghiệp. Mọi giao dịch kinh tế, kể cả lúc trao – nhận 400 triệu đồng đều do bà Cảnh tự tay chuyển cho nhân viên thu ngân của ngân hàng.
 

Kết luận của cơ quan CSĐT có vấn đề?

Sau khi được triệu tập để làm rõ lý do tại sao có nội dung trả lời tin nhắn trên, chị Lê Thị Trang trình bày, ý của nội dung tin nhắn là: “Mai anh mang nốt mấy trăm lên giả sổ đỏ cho anh”.

15-38-26_vietinbnk-yenbi-2
Đơn tố cáo của gia đình ông Đỗ Văn Dũng gửi cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Yên Bái

Từ lời khai trên, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Yên Bái đã ra quyết định giải quyết khiếu nại số 02 ngày 21/9/2018. Kết quả kiểm tra xác minh: “Không có căn cứ để xác định nội dung liên quan đến việc bà Trang đồng ý để ông Dũng mang số tiền còn lại lên làm thủ tục trả sổ đỏ cho ông Dũng”. Số tiền 400 triệu đồng bà Cảnh nộp vào ngân hàng ngày 15/11/2017 là để trả khoản nợ còn thiếu cho ông Nghiệp – bà Thanh chứ không phải để trả khoản nợ của bà Cảnh – ông Dũng.

Ngày 19/12/2017, một clip có tiêu đề: “Yên Bái: Người dân phẫn uất khi bị cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng” được phát tán trên mạng xã hội gây xôn xao cộng đồng. Đoạn clip ghi lại cảnh một số người khóc lóc, kêu gào thảm thiết trước cửa Vietinbank chi nhánh tỉnh Yên Bái để đòi lại 400 triệu đồng. Trong số đó, có một người là vợ của ông Đỗ Văn Dũng.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội )– người bảo vệ quyền và lợi ích cho vợ chồng ông Dũng, nhận định: Kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Yên Bái có vấn đề, nhiều điểm không thỏa đáng.

Thứ nhất, việc ngân hàng Vietinbank chi nhánh Yên Bái thu tiền không có hóa đơn, chứng từ là vi phạm nghiêm trọng về quy trình nghiệp vụ giao dịch tiền mặt.

Thứ hai, theo thông báo của cơ quan cảnh sát điều tra thì chị Tô Thị Cảnh đã nộp tiền vào ngân hàng và có nhân viên thu ngân kiểm đếm. Vậy số tiền 400 triệu đồng này đang nằm ở đâu?

Câu trả lời đã quá rõ ràng là, số tiền này đang nằm trong Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Yên Bái. Vậy, trách nhiệm của ngân hàng nhận tiền của khách hàng không có hóa đơn, chứng từ thì phải có nghĩa vụ hoàn lại. Nếu trong trường hợp ngân hàng cố tình không hoàn lại đủ thì có dấu hiệu về mặt hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Thứ ba, giữa vợ chồng ông Dũng, bà Cảnh không có mối quan hệ vay, mượn tài sản với vợ chồng Thanh – Nghiệp. Điều này được thể hiện là hai bên không có giấy tờ vay tài sản hoặc giao dịch bằng lời nói là thể hiện việc vay, mượn tài sản. Vì vậy, trách nhiệm trả lại số tiền 400 triệu đồng cho vợ chồng ông Dũng, bà Cảnh là của ngân hàng.

Ông Đỗ Văn Dũng đã gửi đơn đến Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, Thanh tra tỉnh Yên Bái để khiếu nại về “Quyết định giải quyết khiếu nại số 02 ngày 21/9/2018” của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Yên Bái.

Trong đơn khếu nại này, ông Dũng viết: “Chúng tôi đang nghĩ có những “mảng tối”, “khuất tất” trong vụ việc của gia đình tôi. Kết luận và thông báo của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra TP Yên Bái đưa ra suy luận, lập luận không cùng một tiền đề, không có mối liên hệ logic, lập luận theo kiểu áp đặt, quy chụp. Cụ thể:

Tiền đề A: Chị Cảnh là người nộp tiền vào ngân hàng.

Tiền đề B: Ngân hàng là người nhận tiền chị Cảnh.

Kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra: Mục đích chị Cảnh nộp tiền đáo nợ cho vợ, chồng Thanh - Nghiệp.

Kết luận trên là không đúng theo quy tắc tam đoạn luận. Bởi lẽ giữa tiền đề A và tiền đề B là trên cơ sở có cùng nội hàm với nhau. Trong khi đó kết luận lại đưa ra một vấn đề không có liên quan gì và không có mối liện hệ gì đến hai tiền đề ban đầu”.

Để chứng minh về việc chị Trang (cán bộ quan hệ khách hàng của ngân hàng) là người vay số tiền 400 triệu đồng, ông Đỗ Văn Dũng đã cung cấp cho cơ quan cảnh sát điều tra đoạn tin nhắn SMS mà chị Trang gửi cho ông Dũng vào ngày 16/12/2017 có nội dung: “mai anh mang not moi tram len gia so do cho anh”.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm