| Hotline: 0983.970.780

Máy bay chiến đấu Trung Quốc bị nghi giống chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga

Thứ Năm 03/11/2016 , 19:45 (GMT+7)

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 mà Trung Quốc ra mắt mới đây có nhiều nét giống một nguyên mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ 5 do tập đoàn máy bay MiG của Nga chế tạo...

Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc được ra mắt mới đây (Ảnh: Reuters)
Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc được ra mắt mới đây (Ảnh: Reuters)
 

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 mà Trung Quốc ra mắt mới đây có nhiều nét giống một nguyên mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ 5 do tập đoàn máy bay MiG của Nga chế tạo, một chuyên gia về hàng không của Nga nhận định.

Reuters đưa tin, Trung Quốc ngày 1/11 đã giới thiệu 2 chiếc máy chiến đấu tàng hình Chengdu J-20 tại triển lãm hàng không Chu Hải. Mặc dù các chi tiết kỹ thuật của máy bay vẫn còn được giữ bí mật, nhưng bề ngoài của nó cho thấy dòng máy bay này được thiết kế để bắt kịp các khả năng tàng hình của các máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22 Raptor của hãng Lockheed Martin (Mỹ) hay T-50 của Nga.

Ông Dmitry Drozdenko, phó tổng biên tập tạp chí quân sự “Arsenal of the Fatherland” (tạm dịch: Kho vũ khí của tổ quốc), ngày 2/11 nhận định với Sputnik rằng máy bay J-20 mà ông nhìn thấy tại triển lãm hàng không dường như giống một nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế thệ 5 của Nga, MiG 1.44, từng được “trình làng” hồi năm ngoái.

“Theo quan điểm của tôi, J-20 dựa trên MiG 1.44 của Nga. MiG 1.44 được thiết kế để cạnh tranh với T-50 ở giai đoạn thiết kế ban đầu và có chuyến bay đầu tiên vào năm 2000. Máy bay của Trung Quốc rất giống mẫu này”, ông Drozdenko nói.

“Mặc dù chưa có công bố chính thức nhưng J-20 sử dụng động cơ AL-31F của chúng ta, do hãng Salut phát triển, mà Trung Quốc đã mua với giá nửa tỷ USD”, ông Drozdenko tiết lộ.

Tập đoàn máy bay MiG đã bắt đầu thiết kế máy bay chiến thuật đa năng thế hệ 5 vào năm 1983, để cạnh tranh với các nỗ lực của Mỹ nhằm phát triển một máy bay chiến thuật tiên tiến, mà sau đó được đặt tên là F-22.

Trong thời gian này, hãng máy bay Sukhoi cũng phát triển một nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5, Su-47. Nguyên mẫu này đã có chuyến bay đầu tiên năm 1997 và mở đường để phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5, T-50, cho không quân Nga.

  Nguyên mẫu MiG 1.44 xuất hiện tại triển lãm hàng không ở Moscow hồi năm 2015 (Ảnh: Sputnik)
Nguyên mẫu MiG 1.44 xuất hiện tại triển lãm hàng không ở Moscow hồi năm 2015 (Ảnh: Sputnik)
 

Vào năm 2000, MiG đã cho nguyên mẫu bí mật MiG 1.44 cất cánh, nhưng dự án này cuối cùng đã bị hủy bỏ để nhường chỗ cho T-50. Nguyên mẫu 1.44 vẫn được giữ bí mật cho tới năm ngoái, khi nó được ra mắt tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2015 tại Moscow.

MiG 1.44 được thiết kế để tránh bị phát hiện, sử dụng một loạt các công nghệ tiên tiến giúp giảm sự phản xạ hay phát xạ tín hiệu radar. Công nghệ tàng hình tiên tiến bậc nhất này có thể giảm việc nhận dạng radar của máy bay xuống mức độ chỉ tương đương một con chim.

MiG 1.44 có một số khía cạnh tàng hình và nó dự kiến được phủ bằng vật liệu hấp thụ radar để cải thiện khả hăng tàng hình. Động cơ kép AL-41F cho phép máy đạt tốc độ hành trình siêu âm.

Ông Drozdenko không phải là nhà phân tích đầu tiên phát hiện ra sự giống nhau giữa MiG 1.44 và J-20 của Trung Quốc.

So sánh 2 nguyên mẫu thế hệ 5, trang tin Defense Aviation đã phát hiện ra “sự giống nhau giật mình giữa J-20 và mẫu MiG 1.44 của Nga”.

Là một máy bay chiến đấu tàng hình, J-20 không được tối ưu hóa cho chiến đấu như MiG 1.44, nhưng cả hai máy bay “đều được thiết kế giống nhau theo hình tam giác và có phần đuôi hình chữ V”, nhà phân tích Cavin Dsouza viết.

J-20 là máy bay tiêm kích tàng hình 2 động cơ thế hệ thứ 5 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô phát triển cho không quân Trung Quốc. Những hình ảnh về máy bay này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2010. J-20 có thể được đưa vào phục vụ quân đội từ năm 2017-2019.

 

Dân trí

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.