| Hotline: 0983.970.780

Mía đồng loạt trổ cờ!

Thứ Năm 15/03/2012 , 09:50 (GMT+7)

Người dân vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) và ngay cả lãnh đạo các huyện cũng hết sức bức xúc vì Cty CP Mía đường Lam Sơn để cho tình trạng mía trổ cờ trên ruộng suốt thời gian dài.

* 700.000 tấn mía cây trên đồng trổ cờ, nông dân đòi Cty CP Mía đường Lam Sơn bồi thường

Người dân vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) và ngay cả lãnh đạo các huyện cũng hết sức bức xúc vì Cty CP Mía đường Lam Sơn để cho tình trạng mía trổ cờ trên ruộng suốt thời gian dài.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh, cho đến thời điểm này, NM mới thu mua được 34% sản lượng và hiện còn khoảng 700.000 tấn mía đang ở trên ruộng. Việc để cho mía trổ cờ, không thu hoạch kịp thời đã làm giảm năng suất, chữ đường gây thiệt hại cho người trồng mía rất lớn. 

Đồng loạt vùng mía Lam Sơn trổ cờ

Lý giải nguyên nhân chậm mua mía cho dân, ông Lê Văn Thanh - TGĐ Cty CP Mía đường Lam Sơn nói: “Không chỉ có mía của vùng Lam Sơn trổ cờ mà một số vùng khác cũng vậy. Vì năm 2011 và đầu năm nay trời mưa nhiều, ánh sáng ít và độ ẩm cao nên rất thuận lợi cho mía trổ cờ và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mía, ảnh hưởng cả lợi ích của người nông dân và NM. Một vấn đề khác là từ tháng 4/2011 Cty tiến hành nâng cấp mở rộng công suất dây chuyền thứ 2 với công suất 7.500 tấn/ngày. Từ đầu vụ ép đến nay chỉ dây chuyền thứ 1 vận hành với công suất 2.500 tấn/ngày nên dẫn đến mía thu hoạch không kịp. Hiện dây chuyền thứ 2 bắt đầu khởi động. Chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ của người dân”.

Huyện Ngọc Lặc có 4.130ha mía và hiện NM mới tiêu thụ được 28% diện tích. Ông Bùi Trung Anh - Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Hiện mía đã chín và đồng loạt trổ cờ hết rồi. Chữ đường sẽ khó đạt 10CCS. Vì thế người dân sẽ thiệt hại rất lớn”, ông Lê Xuân Dương - PCT UBND huyện Triệu Sơn thì vẽ một bức tranh thảm cảnh đối với vùng mía trên địa bàn. Ông Dương nói: “Từ đầu vụ ép đến nay, mỗi ngày chỉ có 3-4 xe mía về NM mà đáng lẽ ra phải là mấy chục xe một ngày. Nếu tình trạng này kéo dài thì thời gian thu hoạch sẽ sang tháng 5, tháng 6. Và lúc đó, mía chặt về đưa vào bếp làm củi sẽ tốt hơn là đưa vào ép”.

Còn ông Lê Huy Hoàng - PCT UBND huyện Thọ Xuân thì đề nghị Cty mía đường có thông báo cam kết với người dân về việc thu hoạch mía và ngày kết thúc để người dân không dồn bức xúc lên cho huyện.

Tại cuộc họp của UBND tỉnh Thanh Hóa với các ngành và NM đường Lam Sơn hôm qua 14/3, các đại biểu đều lên tiếng đề nghị lãnh đạo Cty CP Mía đường Lam Sơn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân chứ không thể đòi hỏi người dân chia sẻ như thế được. Sở NN-PTNT đã có báo cáo và tham mưu cho UBND tỉnh là cần phải tiến hành nhanh việc thu mua mía cho người dân. Trong trường hợp bất trắc xảy ra kéo dài thời gian ép ngoài dự kiến, thì UBND tỉnh chỉ đạo Cty CP Mía đường Lam Sơn có kế hoạch đấu mối với Cty TNHH Đường mía Việt - Đài và Cty CP Mía đường Nông Cống để chuyển một phần sản lượng mía của vùng Lam Sơn cho các NM kia ép.

Mía vứt lay lắt ngoài đồng

Cũng theo đề nghị của Sở NN-PTNT thì Cty CP Mía đường Lam Sơn cần có chính sách hỗ trợ cho người dân đối với diện tích thu hoạch sau 15/4 với mức 100.000-150.000đ/tấn mía mua xô và 1 tấn phân bón để chăm sóc số diện tích mía lưu gốc thu hoạch muộn đó.

Kết luận, ông Nguyễn Đức Quyền - PCT UBND tỉnh khẳng định: “Tiến độ thu hoạch mía chậm là hoàn toàn do lỗi chủ quan của lãnh đạo Cty CP Mía đường Lam Sơn. Tôi yêu cầu NM đẩy mạnh việc thu mua mía cho dân. Đối với diện tích mía chín sớm buộc phải thu hoạch hết trước 30/3, số còn lại kết thúc thu hoạch trước 30/4. Tuyệt đối không để kéo dài thời gian thu hoạch đến tháng 5, tháng 6 như phản ánh của huyện Triệu Sơn. Trong trường hợp ép không kịp thì mua về tập kết ở NM để giải quyết quyền lợi cho người dân. UBND tỉnh yêu cầu Cty có trách nhiệm đối với người dân như các đề nghị của Sở NN-PTNT”.

Đồng quan điểm với Sở NN-PTNT, ông Ngô Tiến Ngọc - PGĐ Sở Kế hoạch - Đầu tư nói: “Việc thu hoạch chậm, để mía trổ cờ, phía NM phải có trách nhiệm với dân. Trong trường hợp cứ kéo dài tình trạng này, trước mắt tỉnh cần có phương án để dân bán mía cho các NM khác nhằm giảm bớt thất thiệt cho người dân”. Đại diện các sở ban ngành khác cũng đề nghị Cty trích quỹ dự phòng ra mà lo cho dân chứ không thể để cho dân thiệt. Nếu trong hợp đồng kinh tế có thể hiện điều khoản thu hoạch sau thời gian quy định thì nhất thiết Cty phải bồi thường thiệt hại cho người dân chứ không chỉ có hỗ trợ.

Tuy nhiên, tại hội nghị, lãnh đạo Cty CP Mía đường Lam Sơn vẫn chưa đưa ra được mức hỗ trợ và bồi thương cho người dân là bao nhiêu. Ông Lê Văn Thanh - TGĐ cho rằng: “Với mức đề xuất của Sở NN-PTNT như thế là cao quá. Chúng tôi sẽ có thông báo gửi đến người dân sau”. Không đồng tình với ông Thanh, ông Bùi Trung Anh - Chủ tịch huyện Ngọc Lặc cho rằng: “Mức đề nghị đó là khiêm tốn chứ không thể nói là quá cao được”.

Đứng về phía người dân, ông Mai Bá Luyến - PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa thẳng thắn: “Phải khẳng định là nhân dân thiệt thòi và mất mát rất lớn. Nếu đến tháng 3 mà NM mua được 70% sản lượng thì người dân sẽ được là bao nhiêu? Nhưng nay chỉ mới mua được 1/3 thì người dân thiệt đi bao nhiêu? Cty cần có trách nhiệm với người dân”.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm