| Hotline: 0983.970.780

Ứng phó với bão lũ, không để nước đến chân mới nhảy

Thứ Tư 28/09/2022 , 06:10 (GMT+7)

Dự báo năm nay khu vực Trung bộ có lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, mưa lớn dồn dập. Ngay từ bây giờ, Bình Định đã chuẩn bị các phương án ứng phó.

Luôn sẵn sàng trong thế chủ động

UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan thành lập các đoàn công tác kiểm tra thực tế công tác phòng chống thiên tai tại các địa phương, hoàn tất kiểm tra, báo cáo cho UBND tỉnh trước ngày 20/9.

“Về công tác phòng chống thiên tai, Bình Định đã xây dựng kế hoạch dài hơi, giai đoạn 2021-2025; đồng thời xây dựng phương án ứng phó với thiên tai từng năm với các yếu tố rủi ro do bão, do mưa lũ, do sạt lở đất, tùy cấp độ rủi ro di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Phương án ứng phó thiên tai giúp các địa phương không bị động trong mùa mưa lũ”, ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định chia sẻ.

Empty

Sau khi tưới cho 2 vụ sản xuất năm 2022, hiện hồ Núi Một đang còn tích 35 triệu khối nước, đơn vị quản lý sẽ hạ mực nước hồ xuống còn 30 triệu khối để chuẩn bị đón lũ. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo ông Chương, qua kiểm tra, nếu phát hiện hồ chứa nào không đủ điều kiện an toàn sẽ yêu cầu không tích nước, hoặc tích nước hạn chế. Đặc biệt, đối với liên hồ chứa Sông Kôn-Hà Thanh, ngành chức năng sẽ họp tổ tư vấn về điều tiết hồ chứa, thống nhất khi nào thì giữ nước lại, khi nào thì xả nước để giảm lũ cho hạ du. Riêng năm 2022, Bình Định có thêm hồ chứa nước Đồng Mít nằm trên địa bàn huyện An Lão tham gia cắt lũ, nên các huyện An Lão, Hoài Ân và thị xã Hoài Nhơn chắc chắn sẽ không còn nỗi lo lũ lớn như mọi năm.

Empty

Năm nay có hồ Đồng Mít nằm trên địa bàn huyện An Lão (Bình Định) tham gia cắt lũ, các huyện An Lão, Hoài Ân và thị xã Hoài Nhơn không còn lo lũ lớn như mọi năm. Ảnh: V.Đ.T.

Huyện Tuy Phước, nơi được mệnh danh là “cái túi đựng nước” của tỉnh Bình Định, công tác phòng chống thiên tai càng khẩn trương. Đến nay, UBND huyện Tuy Phước chỉ đạo các địa phương lập phương án phòng chống thiên tai cụ thể, các công trình đều có Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn để ứng phó với mưa lũ. Đặc biệt, do Tuy Phước là vùng trũng, thường bị ngập sâu, nên huyện này chú trọng công tác tuyên truyền, để người dân nâng cao ý thức trong công tác phòng chống thiên tai. Trước mùa mưa bão, người dân Tuy Phước luôn chủ động chuẩn bị lương thực ít nhất là 1 tuần.

“Trước mùa bão lũ, huyện Tuy Phước luôn chuẩn bị những nơi để di dời dân đảm bảo an toàn cho người dân. Sau bão lũ, cả hệ thống chính trị huyện Tuy Phước tập trung công tác khắc phục để nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân và ổn định sản xuất”, ông Phan Văn Khiêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, chia sẻ.

Công nghệ hỗ trợ phòng chống thiên tai

Hồ Núi Một là hồ chứa lớn thứ 2 của tỉnh Bình Định với dung tích chứa 110 triệu m3, lại là hồ có đập đất cao nhất tỉnh nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong những mùa bão lũ.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, trước mùa bão lũ năm nay, trong phương án phòng chống thiên tai hồ Núi Một, đơn vị quản lý hồ đã chuẩn bị vật tư, vật liệu, máy móc để sẵn sang công tác xử lý ban đầu nếu có sự cố xảy ra. Riêng về đập đất, đơn vị quản lý hồ thương xuyên kiểm tra, phá bỏ các tổ mối, hang ổ động vật trong đập đất.

Empty

Đơn vị quản lý hồ Núi Một kiểm tra thiết bị tại công trình đầu mối chuẩn bị ứng phó với mưa bão. Ảnh: V.Đ.T.

“Đập đất nào cũng có nước thấm trong thân đập, chúng tôi phải theo dõi quan trắc thấm thân đập qua các con chip gắn trong những cái ống đặt sâu trong thân đập, có chỗ sâu đến đến 40m. Những con chip nói trên sẽ tự động báo về bảng điện tử, nếu nước thấm trong thân đập vượt quá con số thiết kế, vượt quá mức bình thường chúng tôi sẽ báo cáo ngay cho UBND tỉnh và Sở NN-PTNT để có hướng xử lý bảo vệ đập”, ông Phú cho hay.

Về trang thiết bị tự động tại công trình đầu mối hồ Núi Một, cũng theo ông Phú, đơn vị quản lý hồ đã bố trí máy phát điện dự phòng, để phòng khi điện lưới quốc gia bị sự cố trong mùa mưa bão, thì nổ máy phát điện dự phòng để vận hành tràn xả lũ và hệ thống điện tại công trình đầu mối. Tại nhà điều hành hồ Núi Một cũng được trang bị các bảng điện tử theo dõi mực nước hồ, độ đóng độ mở của tràn xả lũ. Tất cả các thông số mực nước hồ, độ đóng độ mở của tràn xả lũ, lưu lượng nước qua tràn, độ mở của cửa tràn, độ mở cửa cống đều được truyền về máy chủ tại Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, Sở NN-PTNT và Chi cục Thủy lợi tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

Empty

Các bảng điện tử tại nhà điều hành hồ Núi Một tự động báo các thông số của hồ. Ảnh: V.Đ.T.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.