| Hotline: 0983.970.780

Mít Thái tăng giá, thương lái ráo riết tìm mua

Thứ Năm 14/03/2024 , 17:00 (GMT+7)

ĐBSCL Giá mít Thái loại 1 được thương lái thu mua tại vườn từ 30.000 - 33.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.

Nông dân tại các tỉnh ĐBSCL phấn khởi do giá mít Thái đang ở mức cao, tuy nhiên giá mít có thể biến động từng ngày bởi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: Hồ Thảo.

Nông dân tại các tỉnh ĐBSCL phấn khởi do giá mít Thái đang ở mức cao, tuy nhiên giá mít có thể biến động từng ngày bởi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: Hồ Thảo.

Từ đầu tháng đến nay, giá mít Thái tại nhiều địa phương khu vực ĐBSCL như Vĩnh Long, Hậu Giang, TP Cần Thơ, Sóc Trăng liên tục tăng mạnh.

Hiện mít Thái loại 1 được thương lái thu mua tại vườn với giá 30.000 - 33.000 đồng/kg (loại đạt chuẩn xuất khẩu, từ 9kg/quả trở lên), loại 2 từ 25.000 - 28.000 đồng/kg, loại 3 từ 15.000 - 18.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022 và 2023.

Theo một nhà vườn tại huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), trái ngược với thời điểm này vài năm trước giá mít Thái chỉ quanh mức 10.000 - 15.000 đồng/kg, có lúc thương lái không đến mua nhưng năm nay lại tăng khá cao. Nếu nông dân nào thu hoạch ngay lúc này, với giá bán 30.000 đồng/kg, sẽ thu lợi nhuận trên 400 triệu đồng/ha.

Theo một số thương lái, hiện nay, sản lượng mít thu mua không đủ cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu bởi nhu cầu tăng cao, cùng với đó thời điểm này chưa vào vụ thu hoạch rộ.

Bà Lê Thị Trúc Linh, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn cho biết, toàn huyện hiện có khoảng 200ha đất trồng mít và có chiều hướng tiếp tục tăng bởi phong trào trồng mít ruột đỏ gần đây.

Bà cũng khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trong việc đầu tư trồng ồ ạt, cung vượt cầu rất dễ xảy ra tình trạng ế hàng dội chợ, giá sẽ giảm. Người dân nên ổn định diện tích trồng cây ăn trái, tránh chuyển đổi theo trào lưu trồng - chặt khi thấy giá nông sản tăng đột biến.

Đồng thời, khuyến khích người dân trồng nông sản sạch, sử dụng phân hữu cơ để sản phẩm có giá trị cao. Trước khi thay đổi cây trồng, nông dân nên tìm hiểu rõ về chi phí sản xuất, kỹ thuật trồng và chất lượng sản phẩm...

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.