| Hotline: 0983.970.780

Mô hình đồng quản lý hình thành từ rất lâu

Thứ Hai 11/12/2017 , 15:44 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám. Khó khăn nhất cũng như quan trọng nhất là phải làm sao để mọi người dân hiểu được tầm quan trọng của bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

23-12-18_2
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám hi vọng khi có Luật thủy sản và triển khai các văn bản hướng dẫn sẽ có cơ sở pháp lý vững chắc để tổng kết được kinh nghiệm và nhân rộng mô hình đồng quản lý ra nhiều địa phương

Qua thực tiễn thí điểm mô hình đồng quản lý ở các địa phương, Thứ trưởng đánh giá hiệu quả của các mô hình này như thế nào?

Trước khi có Luật Thủy sản được Quốc hội thông qua vào ngày 21/11 vừa qua thì xuất phát từ cuộc sống, sáng tạo của ngư dân nên mô hình đồng quản lý hình thành từ rất lâu. Đặc biệt là từ những năm 90 của thế kỷ XX khi có sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước đặc biệt là các tổ chức quốc tế. Chúng tôi đánh giá rất cao các địa phương đã chủ động xây dựng mô hình đồng quản lý. Chính sự thành công của mô hình quản lý trong thực tiễn đã được luật hóa trong Luật thủy sản 2017. Tuy được quy định trong Luật thủy sản rồi nhưng tới đây chúng ta cần nhiều nỗ lực để ban hành văn bản hướng dẫn cũng như triển khai quy định về đồng quản lý trong thực tiễn.

So với thực tiễn của Việt Nam hiện nay, mô hình đồng quản lý còn gặp những khó khăn gì, thưa ông?

Điều quan trọng nhất là nhận thức của các cấp chính quyền cũng như người dân trong vấn đề về nguồn lợi thủy sản, nguy cơ những nguồn lợi này bị cạn kiệt, do quan niệm của chúng ta trước đây là nghề cá nhân dân cho nên mọi người chưa có ý thức trong vấn đề bảo vệ nguồn lợi để khai thác một cách bền vững. Khó khăn nhất cũng như quan trọng nhất là phải làm sao để mọi người dân và các cấp chính quyền hiểu được tầm quan trọng của bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khai thác một cách bền vững.

Như vậy thì cần có biện pháp nào để tăng cường sự vào cuộc của các địa phương?

Thời gian vừa qua, các địa phương cũng đã triển khai áp dụng mô hình đồng quản lý rồi nhưng thiếu khung pháp lý cần thiết. Do đó, nhiều địa phương lúng túng, mặt khác một số địa phương cũng chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát huy vai trò cộng đồng dẫn đến dừng lại ở mô hình. Nhiều tổ chức cộng đồng thành lập và đi vào hoạt động được hỗ trợ nhưng hết hỗ trợ thì lại trở lại hình thức cũ, đây là điều rất đáng tiếc.

Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT và các cơ quan chức năng có định hướng gì để phát triển mô hình đồng quản lý rộng rãi và tăng tính hiệu quả?

Trước khi Luật thủy sản có hiệu lực từ 1/1/2019 thì phải tập trung vào việc xây dựng các văn bản hướng dẫn, cụ thể là sẽ ban hành nghị định về hướng dẫn một số điều quy định của Luật thủy sản. Tiếp nữa là về các thông tư. Trong các nghị định và thông tư hướng dẫn sẽ tập trung vào các nội dung có bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đồng quản lý. Thời gian tới phải xây dựng chi tiết và đem những nội dung hướng dẫn này xuống các cộng đồng dân cư xin ý kiến và đặc biệt là phải tổng kết sâu những mô hình đồng quản lý hiện nay đã thành công, kể cả những khó khăn vướng mắc còn tồn tại để tháo gỡ bằng các văn bản hướng dẫn theo quy định của pháp luật.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Đặt, duy trì hoạt động của cân đối chứng tại các chợ, trung tâm thương mại

Đây là một trong những trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.